| Hotline: 0983.970.780

Bệnh chổi rồng lây từ nhãn sang chôm chôm?

Thứ Ba 05/08/2014 , 09:38 (GMT+7)

Nhiều nhà vườn ở Vĩnh Long, Bến Tre… lo lắng trước bệnh chổi rồng (bệnh đầu lân) hại chôm chôm.

PGS.TS Nguyễn Văn Huỳnh (ảnh), Bộ môn BVTV, Khoa Nông nghiệp& sinh học ứng dụng, Trường ĐH Cần Thơ đã trao đổi với NNVN xung quanh vấn đề này.

05-46-49_pgs-ts-nguyen-vn-huynh

Ông có nhận xét gì về bệnh chổi rồng trên cây chôm chôm?

Từ lâu tôi đã sợ điều này xảy ra khi cây nhãn bắt đầu bị bệnh chổi rồng. Nhãn và chôm chôm hai loại cây cùng thuộc họ thực vật Sapindaceae (họ Bồ hòn), chung với cây vải. Nhện lông nhung xuất phát từ những vườn vải, nhãn ở miền Bắc, rồi lây lan, tấn công nhãn trồng ở miền Nam. Nhện lông nhung có thể truyền mầm bệnh chổi rồng từ cây nhãn sang chôm chôm.

Phương pháp phòng trị bệnh chổi rồng trên nhãn ở một số địa phương có hiệu quả? Có thể áp dụng phòng trị bệnh chổi rồng trên nhãn cho cây chôm chôm?

Để trị bệnh chổi rồng thì trước tiên phải diệt nhện lông nhung, không cho chúng gia tăng mật số, lây lan và truyền bệnh. Biện pháp phòng trị trong thời gian qua rất hiệu quả bằng cách dùng thuốc để khống chế mật số nhện lông nhung và cắt tỉa cành bị bệnh.

Tuy nhiên, sau một thời gian phòng trị tích cực thì bệnh lại có chiều hướng tái phát, có lẽ do lơi lỏng việc quản lý. Hiện triệu chứng bệnh chổi rồng xuất hiện trên cây chôm chôm càng nhiều. Do đó phải điều tra kỹ hiện tượng này để xiết lại công tác quản lý bệnh theo hệ thống và trên diện rộng để ngăn ngừa.

Ông khuyến cáo biện pháp gì để giảm thiểu bệnh chổi rồng lây lan? Bệnh chổi rồng có khả năng gây hại những cây trồng nào khác?

Cần điều tra kỹ hiện tượng này để xác định rõ tác nhân truyền bệnh có phải là cùng loài nhện lông nhung hay có loài nào khác mới xuất hiện. Khoanh vùng để hạn chế sự lây lan và áp dụng biện pháp quản lý hữu hiệu. Xiết lại công tác quản lý bệnh chổi rồng theo hệ thống và trên diện rộng để ngăn ngừa.

Tôi nghĩ là không còn cây nào khác bị bệnh này ở đây vì không còn loài cây ký chủ của nhện lông nhung.


Một vườn chôm chôm nhiễm bệnh chổi rồng nặng

Trong điều kiện môi trường, thời tiết thay đổi, sử dụng thuốc BVTV không đúng cách, để bảo vệ vườn cây, nhà vườn cần làm gì?

Biện pháp canh tác là khâu chủ yếu trong việc áp dụng sự quản lý tổng hợp sâu bệnh (IPM). Trồng đồng loạt với khoảng cách hợp lý, bón phân cân đối, theo dõi chặt chẽ tình hình sâu bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả.

Sử dụng thuốc trừ sâu theo nguyên tắc 4 đúng. (1) Đúng loại thuốc đặc trị nhện, (2) Đúng liều lượng khuyến cáo để tránh kháng thuốc, (3) Đúng lúc mật số nhện lông nhung đạt đến ngưỡng hành động, (4) Đúng cách: Phun thật đều trên đọt non để tránh phải phun lại.

Nông dân nên tự hợp tác với nhau thành tổ để họp thường xuyên nhằm thông tin và phổ biến kiến thức và kinh nghiệm điều tra phát hiện, phòng trị và quản lý.

Với tình hình mở rộng diện tích và thâm canh như hiện nay, kết hợp với thời tiết ngày càng thay đổi bất thường ở mức cao thì tình hình phát sinh dịch hại dễ xảy ra.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.