| Hotline: 0983.970.780

Bayer Agricademy: Giải pháp sản xuất nông nghiệp tiên tiến và bền vững cho nông hộ

Thứ Năm 16/05/2019 , 15:57 (GMT+7)

Ngày 15/5 vừa qua, tại TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, công ty Bayer Việt Nam đã tổ chức hội thảo ra mắt dự án Bayer Agricademy, một sáng kiến mới và quan trọng nhằm phát triển bền vững cho ngành hàng cà phê Việt Nam, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng của thị trường.

Vườn cà phê tái canh thử nghiệm giải pháp Agricademy của công ty Bayer đạt kết quả rất tốt. 

Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 100 đơn vị liên quan trong ngành như đại diện Vụ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường của Quốc Hội, Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ Thực vật (BVTV), Sở NN-PTNT các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai và Đắk Nông; các đại biểu đến từ các bên liên quan trong ngành cà phê như các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp thu mua, nông dân trồng cà phê…

Việt Nam hiện đang có 20% tổng diện tích cà phê độ tuổi trung bình từ 25-30 năm đang bước vào giai đoạn lão hóa và có khả năng làm sản lượng ngành cà phê giảm 30% - 40% cần tái canh. Làm thế nào để tái canh diện tích lớn cà phê này thành công? Đó là một thách thức không nhỏ không chỉ đối với người trồng mà còn liên quan đến việc phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam. 

Đoàn đại biểu tham dự hội thảo tham quan vườn ca phê tái canh theo giải pháp Bayer Agrycademy của gia đình ông Trần Văn Nhiên (xã Quảng Hiệp, huyện Cư M'Gar, Đắk Lắk).

Để giải quyết những thách thức này, Bayer đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công giải pháp tiên tiến Agricademy. Đây là chương trình đào tạo nhằm cung cấp cho nông dân kiến thức khoa học và kỹ năng sản xuất cây trồng an toàn, bền vững, có lợi nhuận và được chấp nhận trên toàn cầu. Bayer Agricademy không chỉ cung cấp các giải pháp tiên tiến bao gồm giải pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật qua hệ thống tưới nhỏ giọt (viết tắt là “Drip Protection”) mà còn giúp nông dân khả năng liên kết thị trường thông qua sáng kiến Better Life Farming Alliance để phát triển các mô hình kinh doanh bền vững và có thể mở rộng theo hướng có lợi cho nông hộ nhỏ trồng cà phê. 

Giải pháp Drip Protection đã được bộ môn Canh tác, Viện Khoa học  Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên (WASI) đánh giá là một giải pháp nông nghiệp công nghệ cao giúp tái canh cà phê thành công nhờ các ưu điểm: tiết kiệm nước, lợi ích sinh thái, giải pháp thân thiện với môi trường, tối ưu lượng thuốc BVTV sử dụng (với lượng hợp lý) cũng như giúp nông dân ít tiếp xúc với thuốc. 

Tại hội thảo, Tiến sĩ Phạm Công Trí của Viện WASI đã trình bày về kết quả khảo nghiệm giải pháp khoa học tiên tiến "Drip Protection". Theo ông Trí, kết quả khảo nghiệm chứng mình rằng giải pháp Drip Protection sẽ hỗ trợ tái canh thành công cây cà phê. Với hệ thống tưới nhỏ giọt kết hợp với sản phẩm Velum (giải pháp xuất sắc trong kiểm soát tuyến trùng hại rễ cây cà phê) và các sản phẩm khác sẽ giúp giải quyết được thách thức lớn của việc tái canh cà phê. 

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục Trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT đánh giá cao những kết quả mà các bên đã đạt được trong dự án khảo nghiệm giải pháp tái canh cà phê và góp phần hỗ trợ sự phát triển bền vững của ngành cà phê Việt Nam. Trên cơ sở đó, ông đề xuất nên thúc đẩy và chuyển giao giải pháp tiên tiến này đến cộng đồng nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên, hỗ trợ họ gặt hái được nhiều thành công hơn trong việc trồng lại cà phê. 

Trong dịp này, các đại biểu được đến thăm vườn cà phê thử nghiệm giải pháp Drip Protection để trồng lại cà phê của nông dân Trần Văn Nhiên ở xã Quảng Hiệp, huyện Cư M'Gar, tỉnh Đắk Lắk. Tại đây, ông Nhiên đã chia sẻ kinh nghiệm, thành công của việc trồng lại cà phê và phát triển giải pháp “Drip Protection” cho 250 cây cà phê; kết quả sau 20 tháng, 100% cây cà phê sống và tăng trưởng khỏe mạnh.

Cắt băng khánh thành bộ giải pháp Bayer Agricademy.

Drip Protection là một sự kết hợp giữa bộ giải pháp Bayer Much More Coffee và sản phẩm trị tuyến trùng sắp được giới thiệu ra thị trường là Velum của Bayer, được phát triển cho hệ thống tưới nhỏ giọt. Với hệ thống tưới nhỏ giọt, nước và thuốc phòng trừ dịch hại sẽ được phân phối đều trên khắp vườn thông qua hệ thống ống tưới nhỏ giọt và được chuyển trực tiếp đến rễ của cây trồng.

Xem thêm
Thịt lợn ế ẩm chưa từng có

QUẢNG NGÃI Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng ở Quảng Ngãi, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Các tiểu thương bán thịt lợn cũng rơi vào cảnh ế ẩm chưa từng có.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Hàng trăm tàu cá bị kiểm tra, xử lý trên vịnh Bắc Bộ

HẢI PHÒNG Từ đầu năm 2025 đến nay, Chi cục Kiểm ngư Vùng I đã tuần tra 80 ngày trên biển, kiểm tra 187 tàu cá, xử lý hàng chục trường hợp vi phạm.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất