| Hotline: 0983.970.780

Đồng Nai căng mình phòng bệnh dại:

Bắt chó thả rông trên tinh thần không đánh trống bỏ dùi

Thứ Tư 06/11/2024 , 07:00 (GMT+7)

ĐỒNG NAI Trước diễn biến bệnh dại phức tạp, tỉnh Đồng Nai đặt mục tiêu sẽ chặt đứt nguồn lây bệnh từ chó thả rông, chó dại.

Chó thả rông không chỉ khiến nguy cơ gia tăng bệnh dại mà còn gây mất an toàn giao thông, vệ sinh môi trường. Ảnh: Lê Bình.

Chó thả rông không chỉ khiến nguy cơ gia tăng bệnh dại mà còn gây mất an toàn giao thông, vệ sinh môi trường. Ảnh: Lê Bình.

Chó thả rông lâu nay dường như trở thành điều dĩ nhiên tại khắp các tuyến đường, hẻm tại Đồng Nai. Cái dĩ nhiên đó khiến không ít người bị chó đuổi theo cắn gây thương tích, mất an toàn giao thông và phóng uế bất cứ nơi đâu.

Lâu nay, ông Đinh Tiến Đoàn (phường Tân Tiến, TP. Biên Hòa) không còn dám ra công viên để tập thể dục. Kể từ khi ông bị con chó cắn hồi năm 2013, đến nay đi đến đâu ông cũng sợ chó, nhất là chó thả rông. Trong khi đó, khu vực Công viên Dương Tử Giang là nơi ông hay tập thể dục thời gian gần đây chó thả rông rất nhiều. Dù có muốn nhưng vì an toàn, ông đành tập thể dục ở nhà.

“Các cụ bảo "một lần bị rắn cắn, cả đời sợ dây thừng", tôi sợ chó thả rông chắc hết đời. Cũng may hồi đó có nhiều người xua đuổi con chó nên tôi chỉ bị cắn nhẹ, chứ không chắc cũng phải khâu nhiều mũi. Nghe bảo con chó đó chết, cũng may mình còn an toàn nhờ tiêm phòng”, ông Đoàn tâm sự.

Hiện, toàn TP. Biên Hòa có hơn 33.000 con chó và hơn 3.300 con mèo tại 20.000 hộ nuôi. Đất chật, người đông và vật nuôi nhiều đã dẫn đến nguy cơ cao cũng như diễn biến phức tạp khi dịch bệnh dại xảy ra.

Tình hình bệnh dại và nguy cơ mắc bệnh dại trong cộng đồng tại Đồng Nai vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp. UBND TP. Biên Hòa tiếp tục chỉ đạo UBND các phường, xã thành lập và phát huy tốt mô hình bắt chó thả rông trên địa bàn.

“Vấn nạn chó thả rông được cử tri than phiền rất nhiều trong mỗi đợt tiếp xúc. Trên địa bàn cũng đã xảy ra không ít tình trạng chó cắn người, gây tai nạn cho người tham gia giao thông. Do đó, triển khai sớm và quyết liệt với chó thả rông thì giúp người dân càng được an toàn”, ông Nguyễn Xuân Thanh, Phó chủ tịch UBND TP. Biên Hòa cho biết.

Biên Hòa dự kiến triển khai các đội bắt chó thả rông tại 30 xã, phường nhằm hạn chế tình trạng nhức nhối này. Ảnh: Lê Bình.

Biên Hòa dự kiến triển khai các đội bắt chó thả rông tại 30 xã, phường nhằm hạn chế tình trạng nhức nhối này. Ảnh: Lê Bình.

Phường Trảng Dài và Long Bình Tân là 2 địa phương đầu tiên của Biên Hòa tổ chức ra quân bắt chó thả rông và động vật có dấu hiệu mắc bệnh dại. Cán bộ phường cũng đã phối hợp với cơ quan chuyên môn, ban điều hành khu phố thực hiện công tác tiêm phòng dại cho chó, mèo nuôi trên địa bàn.

Theo ông Trương Văn Khiêm, Phó Chủ tịch UBND Phường Long Bình Tân, đội bắt chó thả trong vào hai khung giờ sáng sớm và chiều tối. Đây là khung giờ được phản ánh là chó được thải trong nhiều nhất. 

“Mục đích của chúng tôi là tác động đến ý thức của chủ vật nuôi chứ không đặt vào số lượng sẽ bắt là bao nhiêu. Chỉ cần thấy chó thả rông là đội cương quyết bắt, không xin cho. Bắt chó thả rông là biện pháp cuối cùng để phòng, chống dịch nhưng nó cũng phát huy được hiệu quả nhất định trong nâng cao ý thức của người dân”, ông Khiêm cho hay.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Trường Giang, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đồng Nai cho rằng, bắt chó thả rông không phải là việc "đánh chống bỏ dùi". Bắt chó thả rông suy cho cùng chính là biện pháp cứng rắn đánh vào tâm lý của chủ vật nuôi.

“Đây là hành động sau cùng khi mà những tuyên truyền trước đó không hiệu quả. Chủ nuôi sẽ tự ý thức được hệ lụy khi chó thả rông bị bắt lại, phải chuộc mang về hoặc phải tự chi trả phí chích vacxin nếu chưa làm điều này”, ông Giang chia sẻ.

Ngoài ra, Sở NN-PTNT đang cố gắng đi từng ngõ, gõ từng nhà để phủ vacxin cho đàn chó, mèo. Đồng Nai đang thể hiện quyết tâm mạnh mẽ đầy giành lại thế chủ động trước diễn biến phức tạp của bệnh dại trong thời gian qua.

Mới đây, Trung tâm y tế Định Quán (Đồng Nai) cho biết, huyện vừa ghi nhận ổ dịch dại trên chó hoang tấn công 11 người đi tập thể dục buổi sáng trên địa bàn.

Xem thêm
Dịch tả lợn Châu Phi tại Nghệ An lây lan nhanh

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An xảy ra một số loại dịch bệnh chăn nuôi nguy hiểm, đáng ngại hơn cả là diễn biến dịch tả lợn Châu Phi trong thời gian gần đây.

Tìm biện pháp phòng trừ tuyến trùng gây hại cho lúa ở ĐBSCL

An Giang Tuyến trùng sống trong đất và ký sinh vào rễ lúa, gây bướu rễ, thối nâu rễ, làm cây lúa kém phát triển, đẻ nhánh ít, gây hiện tượng lép trắng, giảm năng suất.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Trí thức trẻ Việt góp sức cùng đất nước bước vào kỷ nguyên chuyển đổi số

HÀ NỘI Sáng 19/7, Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI, năm 2025 chính thức khai mạc tại Đại học VinUni.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Đánh thức tiềm năng du lịch sinh thái rừng đặc dụng

Thái Nguyên Vườn quốc gia Ba Bể, Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ và Khu bảo tồn loài – sinh cảnh Nam Xuân Lạc là những viên ngọc giữa đại ngàn đang dần được đánh thức.

Bình luận mới nhất