Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Chủ Nhật, 27/4/2025 23:32 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản ở Thanh Hóa

Chủ Nhật 06/04/2025 , 21:27 (GMT+7)

Thanh Hóa ngăn chặn, tiến tới cấm khai thác hủy diệt để bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp và môi trường Thanh Hóa, hiện nay nhiều loài thủy sản bị suy giảm tới 80 - 90%. Tình trạng cạn kiệt nguồn lợi thủy sản (NLTS) là do khai thác quá mức và sử dụng các phương pháp khai thác hủy diệt. Tình trạng ngư dân vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển NLTS trên các vùng biển, vùng nước nội địa vẫn diễn ra, đặc biệt là việc sử dụng xung điện để khai thác thủy sản, khai thác sai vùng, sai nghề...

Để nâng cao trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong công tác bảo vệ NLTS, các địa phương ven biển đã thành lập và đi vào hoạt động 15 tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ với 2.810 thành viên tham gia. Các tổ đồng quản lý đã chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch quản lý khai thác và bảo vệ NLTS tại khu vực ven biển được giao.

Trong năm 2024, Chi cục Biển đảo và Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Môi trường) đã phối hợp với các địa phương tổ chức thả 6.000kg cá giống nước ngọt (trắm, trôi, mè, chép), 5.000 con cá lăng, chiên giống, 30kg tôm sú giống, 4.000 con cua xanh giống xuống các hồ chứa nước lớn, lưu vực sông Mã và khu vực ven biển nhằm phục hồi và phát triển NLTS.

Hàng năm Chi cục Biển đảo và Thủy sản đều thả cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản. Ảnh: Thanh Tâm

Hàng năm Chi cục Biển đảo và Thủy sản đều thả cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản. Ảnh: Thanh Tâm

Hiện nay, Chi cục Biển đảo và Thủy sản đang phối hợp với đơn vị tư vấn thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi và môi trường sống của loài thủy sản vùng ven bờ và vùng lộng. Cùng với đó, điều tra hoạt động khai thác và sản lượng khai thác của các loại nghề, hiện trạng sinh học nghề cá, giám sát hoạt động khai thác và đánh giá mức độ xâm hại ở vùng biển ven bờ và vùng lộng của tỉnh.

Chi cục trưởng Chi cục Biển đảo và Thủy sản Lê Xuân Đồng cho biết: Chi cục thường xuyên phối hợp với các lực lượng chức năng tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ NLTS. Qua đó, ngăn chặn và tiến tới chấm dứt tình trạng sử dụng ngư cụ cấm, nghề cấm, khai thác thủy sản tại khu vực cấm và khai thác trái phép các loài trong danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.

 

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến phòng, chống dịch bệnh

HÀ TĨNH Đó là một trong những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm khống chế dịch tả lợn Châu Phi và một số dịch bệnh đang xảy ra trên đàn vật nuôi.

Doanh nghiệp cạn vốn

ĐIỆN BIÊN Doanh nghiệp cạn vốn, người dân thiếu quyết tâm, kiên trì nên dù tiềm năng lớn nhưng con đường phát triển cây mắc ca ở huyện Điện Biên còn lắm chông gai.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Không để người làm rừng thiệt thòi ngay từ trong chính sách

TS Hà Công Tuấn cho rằng, chính sách khoán đất lâm nghiệp nên chuyển từ mục tiêu an sinh sang phát triển kinh tế, khắc phục sự chồng chéo, nâng cao hiệu quả quản lý.