| Hotline: 0983.970.780

Ngành nông nghiệp và môi trường sẽ quản lý tốt hơn nguồn lợi thủy sản biển

Chủ Nhật 06/04/2025 , 11:25 (GMT+7)

Công tác bảo tồn đa dạng sinh học biển, Chiến lược thủy sản sẽ được thực hiện hiệu quả góp phần giúp cộng đồng ven biển và ngư dân cải thiện sinh kế...

Đó là chia sẻ của PGS, TS. Vũ Thanh Ca, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu biển và hải đảo, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam với phóng viên Báo Nông nghiệp và Môi trường về việc hợp nhất 2 Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thành Bộ Nông nghiệp và Môi trường với kỳ vọng tạo sự thống nhất trong quản lý và sử dụng hiệu quả không gian biển.

PGS, TS. Vũ Thanh Ca. Ảnh: Trường Giang

PGS, TS. Vũ Thanh Ca. Ảnh: Trường Giang

Thống nhất trong quản lý và sử dụng hiệu quả không gian biển

Ông đánh giá thế nào về việc hợp nhất giữa Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNT thành Bộ Nông nghiệp và Môi trường trong mục tiêu bền vững biển?

Tôi cho rằng, việc hợp nhất Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNT là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, bởi từ trước tới nay, 2 ngành này có nhiều lĩnh vực quản lý Nhà nước còn chồng chéo, giao thoa.

Riêng về lĩnh vực biển, ví dụ, trước đây, ngành tài nguyên môi trường quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học biển, còn ngành nông nghiệp có nhiệm vụ quản lý các khu bảo tồn biển, trong khi đó, yêu cầu đặt ra là bảo tồn đa dạng sinh học phải gắn chặt với khu bảo tồn biển.

Một trong những hoạt động thể hiện sự chồng chéo chức năng nhiệm vụ đó là Bộ NN&PTNT được giao quản lý nghề cá (đánh bắt và nuôi trồng thủy sản). Trong khi đó hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đều có ảnh hưởng, liên quan tới đa dạng sinh học biển là lĩnh vực giao cho Bộ TN&MT quản lý.

Một vấn đề khác, Bộ TN&MT có nhiệm vụ giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng, trong khi đó Bộ NN&PTNT được giao khu vực biển để nuôi, trồng thủy sản.

Do đó việc hợp nhất 2 Bộ có ý nghĩa rất quan trọng tạo sự thống nhất trong quản lý và sử dụng hiệu quả không gian biển, góp phần phát triển KT-XH của đất nước, nâng cao đời sống của người dân.

Bảo vệ nguồn lợi thủy sản là bảo vệ nguồn sống cho ngư dân

Việc hợp nhất này, theo ông sẽ mở ra cơ hội nào cho cộng đồng ven biển và ngư dân?

Thực tế là tại những khu vực có hoạt động du lịch phát triển thì đời sống của người dân ven biển tương đối tốt, nhưng tại những vùng thuần ngư, chưa xuất hiện dịch vụ du lịch thì cuộc sống của cộng đồng và ngư dân còn khó khăn.

Do đó, nếu chúng ta bảo tồn tốt đa dạng sinh học biển, bảo tồn tốt nguồn lợi cá biển thì chủ tàu và ngư dân có lợi, đảm bảo lợi ích lâu dài, bền vững. Song, thời gian qua, công tác bảo tồn còn hạn chế dẫn tới nguồn lợi thủy sản biển đang bị suy giảm cực kỳ nghiêm trọng dẫn tới nhiều tàu cá không thể đi biển vì chi phí xăng dầu, chi phí nhân công cao trong khi thu nhập từ nguồn cá tôm đánh bắt được lại thấp do sản lượng và chất lượng thấp.

Có một thực tế là trước đây chúng ta quy hoạch các đội tàu “hùng hậu” và khai thác quá mức. Nhiều chuyên gia ngành TN&MT đã cảnh báo nguồn lợi thủy sản đã suy giảm một cách cực kỳ nghiêm trọng cần phải thay đổi nhưng gần như sự cảnh báo đó chưa tác động nhiều.

Đặc biệt gần đây, đánh giá của Viện nghiên cứu hải sản và Viện Kinh tế thủy sản cho thấy nguồn lợi thủy sản của chúng ta bị khai thác quá mức cỡ khoảng 1,5 lần so với mức cho phép. Trên cơ sở các đề án, nghiên cứu khoa học, trước thực tiễn suy giảm nguồn lợi thủy sản biển và yêu cầu bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản biển, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển bền vững, phát triển ngành thủy sản tới năm 2030, tầm nhìn 2045.

Vì vậy, theo tôi, việc hợp nhất 2 bộ thành Bộ Nông nghiệp và Môi trường giúp gỡ một số rào cản trong chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng tốt hơn cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học biển và nâng cao hiệu quả thực hiện Chiến lược phát triển bền vững, phát triển ngành thủy sản, góp phần quản lý tốt hơn nguồn lợi thủy sản biển – một trong những yếu tố giúp cộng đồng ven biển và ngư dân cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập, đẩy nhanh hơn nữa công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở vùng ven biển.

Việc hợp nhất cũng góp phần thực hiện hiệu quả quy hoạch không gian biển và quy hoạch tổng thể khai thác sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ, qua đó giúp chúng ta ta bố trí các khu dân cư, nguồn lực tại những vị trí nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng của biển, thúc đẩy kinh tế khu vực ven biển phát triển.

Việc hợp nhất cũng góp phần thực hiện hiệu quả quy hoạch không gian biển và quy hoạch tổng thể khai thác sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ, nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng của biển, thúc đẩy kinh tế khu vực ven biển phát triển.Ảnh: minh họa

Việc hợp nhất cũng góp phần thực hiện hiệu quả quy hoạch không gian biển và quy hoạch tổng thể khai thác sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ, nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng của biển, thúc đẩy kinh tế khu vực ven biển phát triển.Ảnh: minh họa

Dưới góc độ công tác tuyên truyền, Báo Nông nghiệp và Môi trường (trên cơ sở hợp nhất giữa báo TN&MT và Báo NN&PTNT) cần làm gì để tuyên truyền tốt hơn về nội dung này, thưa ông?

Tôi cho rằng, Báo Nông nghiệp và Môi trường cần nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật, nhất là về bảo tồn đa dạng sinh học biển, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Ví dụ trong Luật Thủy sản đã có quy định đánh bắt thủy sản phải có kích cỡ như thế nào; đánh bắt vào mùa nào… Tuy nhiên nỗ lực thực hiện việc này của cơ quan quản lý nhà nước hạn chế nhất định do đó cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về nội dung này.

Một chi tiết tưởng nhỏ nhưng cần lưu ý đó là cần tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ các loài chim nước (như cò, vác…) và một số loài tương tự. Trong quan niệm của ngư dân, thức ăn của các loài chim này là cá tôm nên việc chúng tồn tại có ảnh hưởng tới nguồn thủy sản. Tuy nhiên, trong hệ sinh thái, trừ những loài động vật nguy hiểm có tính hủy diệt môi trường còn thì sự xuất hiện của một loài nào đó đều nằm trong sự cân bằng sinh thái. Vì vậy, bảo vệ chim nước là để giữ cân bằng hệ sinh thái, hỗ trợ thúc đẩy quá trình chọn lọc của tự nhiên làm cho hệ sinh thái biển khỏe hơn.

Đặc biệt, cần đẩy mạnh tuyên truyền hạn chế việc đánh bắt thủy sản quá mức, chấm dứt ngay các phương pháp đánh bắt hủy diệt làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và nguồn lợi thủy sản, làm chậm quá trình gỡ thẻ vàng IUU của ngành thủy sản trong hệ thống EC.

Cùng với đó, tập trung tuyên truyền làm rõ mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường biển cũng như các lĩnh vực phát triển bền vững kinh tế biển nhằm khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường thỏa mãn các nhu cầu của hiện đại nhưng không làm ảnh hưởng tới thế hệ tương lai.

Ngoài ra, công tác tuyên truyền cần bám sát vào đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước để phát huy sự phối hợp của các cơ quan trong Bộ cũng như các Bộ ngành liên quan và người dân để bảo tồn tốt nguồn lợi biển, không gian biển, cũng như bảo vệ tốt nhất nguồn lợi thủy sản, đa dạng sinh học, hệ sinh thái biển…

Xin cảm ơn ông!

  • Lào Cai: Gần 500 học sinh Bát Xát được tuyên truyền chủ quyền biển, đảo
    Biển đảo 12/04/2025 - 21:04

    Chiều 12/4, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Lào Cai phối hợp với Lữ đoàn Công binh 131 Hải quân tuyên truyền chủ quyền biển đảo cho 500 học sinh tại Bát Xát.

  • Nghiên cứu sản phẩm quốc gia cho kinh tế biển
    Biển đảo 02/04/2025 - 15:11

    Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến nhấn mạnh điều này tại buổi làm việc với Viện Khoa học Môi trường, Biển và Hải đảo ngày 2/4.

  • 5 trường hợp từ chối giao khu vực biển
    Biển đảo 18/03/2025 - 11:37

    Theo Nghị định số 65/2025/NĐ-CP, Chính phủ quy định có 5 trường hợp từ chối giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân.

  • Quy định mới về phạm vi điều tra cơ bản tài nguyên điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới
    Biển đảo 21/02/2025 - 15:58

    Bộ TN&MT đã ban hành Thông tư quy định chi tiết phạm vi điều tra cơ bản về tài nguyên điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới trên lãnh thổ Việt Nam. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/2/2025.

  • Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về tài nguyên, môi trường biển
    Biển đảo 20/02/2025 - 12:23

    Cục Biển và Hải đảo Việt Nam vừa cho biết, năm 2025 Cục sẽ tiếp tục nghiên cứu, rà soát hệ thống chính sách, pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo để tiếp tục đề xuất điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, cải cách hành chính, thúc đẩy phát triển…

  • Hạch toán vốn tự nhiên để phát triển kinh tế biển xanh bền vững
    Biển đảo 19/02/2025 - 18:35

    (TN&MT) - Ngày 19/2, Cuộc họp lần thứ nhất Ban chỉ đạo Dự án “Lồng ghép đánh giá và hạch toán vốn tự nhiên biển và ven biển vào kế hoạch phát triển của Việt Nam nhằm hướng tới nền kinh tế biển xanh bền vững một số lĩnh vực” đã diễn ra tại Hà Nội. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.

  • Chống sạt lở bờ biển tại Đà Nẵng: Ưu tiên giải pháp xanh
    Biển đảo 11/02/2025 - 10:14

    (TN&MT) - 10 năm trở lại đây, tình hình xói lở bờ biển Đà Nẵng có xu hướng gia tăng khiến bãi biển bị thu hẹp dần. Các chuyên gia khuyến cáo, địa phương cần sớm có giải pháp bảo vệ bờ biển nếu không muốn rơi vào tình trạng khó cứu vãn như biển Cửa Đại (Hội An), trong đó ưu tiên các giải pháp xanh.

  • Quy hoạch để phát triển bền vững kinh tế biển
    Biển đảo 02/02/2025 - 13:09

    Cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho rằng, trong thời gian tới, các địa phương có biển cần tập trung triển khai đồng bộ các Chiến lược, quy hoạch về biển và các quy định của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo nhằm tạo bước đột phá mới trong công tác quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo để sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; góp phần đưa Việt Nam vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

  • Thanh Hóa: Cho phép nhận chìm 500.000m3 chất nạo vét ở biển
    Biển đảo 01/02/2025 - 20:29

    (TN&MT) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký Giấy phép số 17/GP-UBND cho phép Công ty TNHH Công nghiệp Long Sơn được nhận chìm 500.000m3 chất nạo vét ở khu vực vùng biển thị xã Nghi Sơn.

  • Làng chài vẫn vươn khơi
    Biển đảo 30/01/2025 - 17:55

    (TN&MT) - Tôi về thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh) vào một ngày đầu tháng 10. Ven theo con đường bao biển buổi sớm, mặt trời nhô lên từ đường chân trời, ánh nắng nhuộm vàng mặt biển phẳng lặng. Thấp thoáng ngoài xa là bóng dáng của những con thuyền đang trở về bờ với khoang đã đầy ắp cá, tôm.

  • Tết... ở Trường Sa
    Biển đảo 28/01/2025 - 18:18

    (TN&MT) - Tuy thiếu thốn vật chất, ở cách xa đất liền nhưng tình yêu thương và sức sống của những cán bộ chiến sĩ và nhân dân sinh sống ngoài huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa mãnh liệt như sóng ngoài khơi vỗ vào bờ không ngừng nghỉ.

Xem thêm
Phát hiện nhiều mỏ khoáng sản quý hiếm tại Trung Trung Bộ

Triển khai Đề án Trung Trung Bộ, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã đánh giá, khoanh định được nhiều diện tích có triển vọng mỏ khoáng sản quý hiếm.

Trà Vinh đẩy nhanh tiến độ dự án hồ chứa 10 triệu m3 nước

Dự án xây dựng hạ tầng hồ chứa nước ngọt Láng Thé tại tỉnh Trà Vinh hiện đã đạt khoảng 23% tổng khối lượng thi công, dự kiến hoàn thành vào tháng 4/2026.