| Hotline: 0983.970.780

Bảo vệ lúa thu đông ngoài đê bao

Thứ Ba 11/09/2018 , 14:05 (GMT+7)

"Cần tập trung các biện pháp nhằm bảo vệ gần 8.000ha lúa vụ ba ở huyện Tri Tôn, đảm bảo thu hoạch ăn chắc trước ngày 15/9. Thường xuyên kiểm tra, kịp thời gia cố hệ thống đê bao, cống bọng nhằm giảm thiệt hại mức thấp nhất do lũ gây ra", đó là chỉ đạo của ông Đỗ Văn Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT) khi thị sát tình hình lũ ở An Giang.

09-24-42_nh_1
Đoàn công tác của Tổng cục Thủy lợi thị sát tình hình lũ ở An Giang

Ông Đỗ Văn Thành đề nghị địa phương thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ" cũng như các phương án bơm tiêu, chống ngập úng bảo vệ an toàn diện tích lúa có khả năng chịu ảnh hưởng của lũ, nhất là ở khu vực ngoài đê bao, khu vực có hệ thống đê bao không đảm bảo an toàn. Tổ chức thu hoạch sớm diện tích lúa đến thời kỳ thu hoạch với phương châm “xanh nhà hơn già đồng” ở vùng có khả năng chịu ảnh hưởng của lũ trước ngày 15/9...

"Về lâu dài, An Giang cũng như các tỉnh khác trong vùng ĐBSCL cần quyết liệt trong công tác chỉ đạo sản xuất; không để người dân “xé rào”, xuống giống ở khu vực ngoài đê bao, khu vực có đê bao nhưng không đảm bảo an toàn nhằm giảm thiệt hại. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân trồng cây ăn trái tập trung trong các đê bao kiên cố, theo đúng quy hoạch...", ông Thành chia sẻ.

Ông Lữ Cẩm Khường, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang cho biết, đến thời điểm này, diện tích lúa hè thu 2018 của tỉnh cơ bản đã thu hoạch xong. Nhưng điều đáng lo là toàn tỉnh đã xuống giống được 110.944ha lúa thu đông (vụ 3), trong đó có 8.728ha (ở huyện Tri Tôn 8.432ha và TP Long Xuyên 350ha) không nằm trong kế hoạch SX (ở ngoài vùng đê bao).

09-24-42_nh_2
An Giang có hơn 8.000ha thu đông nằm ngoài đê bao cần bảo vệ

“Theo cảnh báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, những ngày tới mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục lên nhanh. Đến ngày 15/9, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu có khả năng ở mức 4,40m; tại Châu Đốc ở mức 3,90m, dưới báo động III 0,10m; đến đầu tháng 10 mực nước tại Châu Đốc và Tân Châu có thể đạt từ 4,5 - 4,8m.

Như vậy từ nay đến đầu tháng 10, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long và vùng nội đồng tứ giác Long Xuyên có khả năng tăng thêm 0,60 - 0,80m là rất đáng lo ngại. Bởi hiện tại tỉnh An Giang có trên 60 tuyến đê xung yếu cần phải gia cố, chống tràn mới có thể bảo vệ an toàn cho các tiểu vùng sản xuất. Vì vậy, nguy cơ xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng, thấp và mất an toàn đê bao là khá cao”, ông Khường lo lắng.

Ông Nguyễn Văn Công, GĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết, những ngày qua lũ đã làm thiệt hại hơn 47ha lúa thu đông và lúa mùa của người dân ở các huyện vùng lũ. Ngoài ra, còn có hơn 130ha rau màu nằm ngoài đê bao bị thiệt hại. 

Hiện tại, toàn tỉnh còn hơn 11.000ha lúa hè thu đã chín nhưng chưa thu hoạch. Ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương tích cực gia cố đê bao bảo vệ không cho nước lũ tràn vào.

09-24-42_nh_3
Người dân gia cố đê bao bảo vệ lúa thu đông

Đối với lúa thu đông, nông dân các huyện Thanh Bình, Tam Nông, Tháp Mười, Cao Lãnh… đã xuống giống khoảng 111.000ha, trong đó có khoảng 13.600ha có nguy cơ bị lũ đe dọa. Vì vậy, ngành chức năng đang theo dõi chặt diễn biến của lũ để ứng phó kịp thời, giảm thiểu thiệt hại. 

Trước tình hình lũ lớn và diễn biến phức tạp, ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo các sở ngành, các huyện… theo dõi chặt diễn biến lũ để có phương án bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân; tổ chức lực lượng trực tại các điểm cứu hộ, cứu nạn. Đặc biệt  khuyến cáo nông dân không tiếp tục xuống giống vụ thu đông, chỉ nên xuống giống ở những nơi đảm bảo an toàn tuyệt đối. 

UBND tỉnh An Giang chỉ đạo các địa phương sẵn sàng các phương án ứng phó với quyết tâm bảo vệ hết mức có thể diện tích 8.432ha lúa vụ ba ngoài đê bao ở khu vực bắc kênh Vĩnh Tế của huyện Tri Tôn; trong đó có 2.607ha lúa vụ ba của nông dân xã Vĩnh Gia (huyện Tri Tôn) là không có khả năng bảo vệ.

 

Xem thêm
Thịt lợn ế ẩm chưa từng có

QUẢNG NGÃI Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng ở Quảng Ngãi, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Các tiểu thương bán thịt lợn cũng rơi vào cảnh ế ẩm chưa từng có.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Hàng trăm tàu cá bị kiểm tra, xử lý trên vịnh Bắc Bộ

HẢI PHÒNG Từ đầu năm 2025 đến nay, Chi cục Kiểm ngư Vùng I đã tuần tra 80 ngày trên biển, kiểm tra 187 tàu cá, xử lý hàng chục trường hợp vi phạm.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất