| Hotline: 0983.970.780

Báo Mỹ: Bắc Triều Tiên đang chế tạo tàu ngầm tên lửa mới

Thứ Hai 23/10/2017 , 12:10 (GMT+7)

Thông tin trên trang Popularmechanics.com (PMC) của Mỹ số cuối tháng 10 vừa cho hay Bắc Triều Tiên hiện đang chế tạo tàu ngầm tên lửa mới lớp Sinpo-C lớn hơn, hiện đại hơn.

Thep PMC, Bắc Triều Tiên đang âm thầm chế tạo một tàu ngầm mới được dùng để mang tên lửa hạt nhân, có mức độ phòng vệ cao trước sự tấn công của đối trương. Loại tàu mới này sẽ là tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo đầu tiên của Bình Nhưỡng. Cũng theo PMC, do thiếu công nghệ tàu ngầm hiện đại nên dù đã cố gắng, tàu ngầm mới có lẽ dễ dàng bị phát hiện bởi lực lượng chống ngầm của Mỹ, và liên minh của Mỹ tại khu vực như Hàn Quốc và Nhật Bản.

07-30-51_1
Cơ sở đóng tàu lớp Gorae của Bắc Triều Tiên có thể được dùng để chế tạo tàu tiếp tàu Sinpo-C

Mỹ cho rằng tàu ngầm mới mà Triều Tiên hiện đang chế tạo là tàu ngầm lớp Sinpo-C. Nguồn tin này của chính phủ Mỹ được tiết lộ trên tờ The Diplomat số ra trong tuần từ 16-22/10 vừa qua. Sinpo-C được cho là tàu ngầm chạy bằng điện diesel với trọng lượng nước rẽ 2.000 tấn, rộng 36 feet (gần 11m), được trang bị ít nhất 1 hoặc 2 tên lửa đạn đạo phóng đi từ tàu ngầm.

Theo tình báo Mỹ, Triều Tiên hiện đang có một tàu ngầm tên lửa đạn đạo (SSB), Gorae (Cá voi), còn được gọi là tàu ngầm lớp Sinpo-B, nó được Mỹ phát hiện lần đầu qua vệ tinh vào năm 2014, Gorae có trọng lượng nước rẽ 1.700 tấn và có khả năng phóng tên lửa hai giai đoạn Pukguksong-1 với tầm bắn ước khoảng 745 dặm (gần 1.200 km).

Hầu hết các cường quốc hạt nhân đều “phân tán” vũ khí hạt nhân qua các hệ thống phân phối khác nhau, trong đó có tàu ngầm để che mắt đối phương, và có thể tiếp cận và tấn công bất ngờ. Triều Tiên dường như cũng đang áp dụng chiến thuật này. Phân tán tên lửa đạn đạo xuyên lục địa KN-08, KN-14, KN-20 và tên lửa đạn đạo qua tàu ngầm.

Tàu ngầm đầu tiên, Gorae dường như là phiên bản thử nghiệm, không có bằng chứng cho thấy tàu này rời khỏi vùng biển Bắc Triều Tiên và có thể vừa được sử dụng để phóng tên lửa. Còn tàu ngầm lớp Sinpo-C lại là thế hệ lớn hơn, có thể là tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo đầu tiên Bắc Hàn, mang một tên lửa nặng hơn, dài hơn so với tên lửa Pukguksong-1.

Mặc dù việc xây dựng các tàu ngầm mang tên lửa của Bắc Triều Tiên có vẻ làm cho dư luận quan tâm, nhưng công nghệ tàu ngầm của nước này lại rất lạc hậu. Không giống tàu ngầm lớp Ohio của Mỹ rất khó phát hiện, Sinpo-C tương đối thô sơ và dễ bị các loại vũ khí chống ngầm của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc phát hiện. Chẳng hạn như máy bay chiến đấu chống ngầm của Hải quân Hàn Quốc P-3C Orion, tàu ngầm tấn công điện diesel Soryu của Nhật Bản, hay tàu khu trục tên lửa Arkeigh Burke của Mỹ....

07-30-51_2
Tàu ngầm Sinpo-C dễ dàng bị máy bay chiến đấu chống ngầm của Hải quân Hàn Quốc P-3C Orion phát hiện ra

 

(Theo Popularmechanics.com- 10/2017)

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 3] Nuôi gà Đông Tảo thuần chủng

Tây Ninh Gà Đông Tảo từng được xem là gà 'tiến vua', tại xã biên giới Tân Hà, anh Nguyễn Thế Thao đang trở thành tâm điểm chú ý khi nhân nuôi thành công giống gà này.

Hợp tác nhiều bên phòng chống hiệu quả bệnh dại

5 năm qua, sự hợp tác giữa địa phương, tổ chức chuyên môn, doanh nghiệp, chủ nuôi, cộng đồng… đã tạo nên thành công trong phòng chống bệnh dại ở Đức Huệ, Long An.

Hàng nghìn ha cao su bị rụng lá, khô cành

QUẢNG BÌNH Gần tháng nay, hàng ngàn ha cao su đang vào kỳ khai thác tại Quảng Bình bị héo khô lá, gây thiệt hại nặng.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.