| Hotline: 0983.970.780

Bạc Liêu: Nuôi tôm siêu thâm canh giảm rủi ro

Thứ Ba 04/08/2020 , 09:14 (GMT+7)

Tỉnh Bạc Liêu khuyến khích phát triển mô hình nuôi tôm siêu thâm canh nhằm ứng phó với thời tiết cực đoan, bệnh dịch, tiết kiệm chi phí đầu vào.

Bạc Liêu phát triển mạnh nuôi tôm siêu thâm canh trong hồ nổi tròn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bạc Liêu phát triển mạnh nuôi tôm siêu thâm canh trong hồ nổi tròn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đồng thời hạn chế rủi ro và hình thành chuỗi liên kết bao tiêu sản phẩm, giúp người nuôi an tâm mạnh dạn đầu tư sản xuất theo hướng an toàn, ổn định và bền vững.

Theo thống kê của Sở NN-PTNT Bạc Liêu, tổng diện tích nuôi tôm toàn tỉnh khoảng 140.000ha, trong đó nuôi siêu thâm canh trên 1.800 ha. Ưu điểm của mô hình nuôi siêu thâm canh trong hồ nổi tròn, tôm đạt tỷ lệ sống từ 70 - 90%. Hạn chế được dịch bệnh xâm nhập vào khu nuôi do hạn chế bơm nước mới trực tiếp từ sông, rạch vào cũng như bơm xả ra môi trường bên ngoài góp phần bảo vệ môi trường.

Anh Phạm Tiến Thành ở ấp Thành Công, huyện Hòa Bình có 3 hồ nổi nuôi tôm thẻ chân trắng, bình quân mỗi hồ rộng 500m2 vừa thu hoạch xong vụ tôm thứ 3 trong năm.

Anh Khởi cho biết, vụ tôm rồi nuôi thả theo 3 giai đoạn, bình quân mật độ thả 150 con/m2, sau 70 ngày nuôi tôm đạt trọng lượng 52 con/kg thu hoạch bán giá 95.000 đồng/kg, giảm từ 25.000 – 30.000 đồng/kg so với tháng trước nên vụ này lãi không cao.

Theo anh Thành, đầu tư mô hình nuôi tôm hồ nổi tròn khá tốn kém ban đầu, vì nuôi trong nhà đều sử dụng công nghệ cao một năm nuôi được 4 vụ. Nhưng bù lại giảm được nhiều chi phí khác như nhân công, điện, quản lý được nguồn nước nuôi, thuận lợi chăm sóc tôm. Năng suất luôn cao hơn từ 30-35% so với nuôi truyền thống trong ao đất.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hợp tác nhiều bên phòng chống hiệu quả bệnh dại

5 năm qua, sự hợp tác giữa địa phương, tổ chức chuyên môn, doanh nghiệp, chủ nuôi, cộng đồng… đã tạo nên thành công trong phòng chống bệnh dại ở Đức Huệ, Long An.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.