| Hotline: 0983.970.780

Nước tưới: SOS

Bắc Hưng Hải, bãi thải lớn

Thứ Tư 17/06/2015 , 06:13 (GMT+7)

Ông Đặng Duy Hiển, GĐ Cty TNHH MTV KTCTTL Bắc Hưng Hải cho biết: Sự ô nhiễm ở đây có thể nhận biết trực quan thông qua cả màu sắc và mùi vị./ Thủy lợi Bắc Nam Hà, ngàn cân treo sợi tóc

“Tình trạng ô nhiễm nguồn nước của hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải hiện nay được cảnh báo ở mức cao rồi. Riêng khu vực phía bắc, đặc biệt là sông Cầu Bây đang "báo động đỏ", thậm chí còn “đỏ gạch”, ông Đặng Duy Hiển, GĐ Cty TNHH MTV KTCTTL Bắc Hưng Hải cho biết.

Kênh dẫn thành… ao tù

Theo ông Hiển, sự ô nhiễm có thể nhận biết trực quan thông qua cả màu sắc và mùi vị. Nếu đi từ khu vực Kênh Cầu trở xuống thì mùi hôi thối không thể chịu được, nước đen xịt như luyn. Còn qua các trạm bơm có bọt trắng xóa, chắc chắn là ô nhiễm.

Nguyên nhân ô nhiễm từ đâu? Trước tiên là các hộ, nước sinh hoạt không có đường thoát riêng nên xả trực tiếp ra sông, kênh mương. Chăn nuôi cũng phát triển rất nhiều. Thứ hai là sự phát triển nóng của các làng nghề dọc sông, đẩy hóa chất cấp tập xuống. Và đối tượng nặng ký nhất là các khu công nghiệp, khu đô thị.

"Chúng ta không có đủ lượng nước để pha loãng hoặc xả thải nguồn nước ô nhiễm. Hệ thống Bắc Hưng Hải uống nước vào cống Xuân Quan và “đi vệ sinh” qua cống Cầu X. Trước đây lấy nước vào lấy nước ra rất nhịp nhàng, nhưng từ khi có các hồ thủy điện nên giảm lưu lượng dòng chảy khiến mực nước bị hạ thấp.

Nếu tình hình đúng như ông Hiển nói, thì hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải - hệ thống thủy lợi lớn nhất vùng ĐBSH (gồm 21 huyện, thành phố của các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh và TP Hà Nội) với tổng diện tích tự nhiên 185.600 ha (trong đó có 130.000 ha là đất canh tác các loại), có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho 150.000 ha và đảm bảo tiêu úng cho 185.600 ha đất canh tác đang “treo trên mũi giáo”.

Và để cung cấp nước phục vụ SX vụ ĐX, chúng tôi buộc phải lấy nước ngược từ sông Hồng lên hệ thống và đóng hết tất cả các cống lại để trữ nước.

Nước sinh hoạt, làng nghề, khu công nghiệp đổ hết vào đây, chẳng khác nào cách gom nước thải vào một cái ao tù nước đọng trong suốt thời gian dài (từ 1/1 đến hết tháng 2. Sau đó tiếp tục trữ nước trong hệ thống để phục vụ tưới dưỡng và chống hạn trong những ngày nắng nóng vào tháng 3).

Chúng tôi không thể có "ba đầu sáu tay" để vừa lo nước tưới, vừa lo xử lý ô nhiễm môi trường từ nước thải dân sinh và các khu công nghiệp được..”, ông Hiển than khó.

Thiệt hại

Một cuộc nghiên cứu quy mô lớn về chất lượng nước của hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải đã được Viện Khoa học thủy lợi tiến hành trong suốt 9 năm (từ 2005 - 2013) đã khẳng định: Chất lượng nước trong hệ thống Bắc Hưng Hải bị ô nhiễm chủ yếu bởi các chất như COD, NH4+, NO2-, Coliform. Mức độ ô nhiễm và phạm vi ô nhiễm tăng ở các năm gần đây.

Đã xuất hiện các địa phương năng suất lúa bị giảm do nguồn nước tưới bị ô nhiễm, trong đó xã Đa Tốn (Gia Lâm, Hà Nội) có 50 ha đất lúa gần trạm bơm tưới, lúa thường bị lốp đổ, năng suất giảm từ 15 - 20%.

“Nếu không có biện pháp quản lý và xử lý ô nhiễm nguồn nước kịp thời, thì các sông trong hệ thống Bắc Hưng Hải sẽ giống như sông Nhuệ trong vài năm tới”, ông Hiển nói.

Gần 10 năm nay, ông Đào Văn Minh, xã Đa Tốn phải mất thêm một khoản chi phí không nhỏ để vận hành máy bơm hút nước giếng khoan để tưới rau vì nguồn nước tưới từ sông Cầu Bây - một trong những nhánh sông chính chảy vào hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải gần nhà ông đã không còn sử dụng được.

Ông Minh phân trần: "Sử dụng nước đục ở sông Cầu Bây năng suất rất kém, củ cây trồng không to mà sần, có lẽ do bị ô nhiễm hóa chất từ các khu công nghiệp nên còi cọc, không lớn nổi”.

Các hộ nuôi trồng thủy sản không dám lấy nước từ sông Cầu Bây vào ao cá, nhưng nước sông vẫn ngấm vào ao, gây thiệt hại rất lớn.

Tại hội nghị Tổng kết công tác lấy nước gieo cấy và biện pháp bảo đảm nước tưới dưỡng cho lúa vụ ĐX 2014-2015 trong điều kiện thời tiết ấm, khu vực trung du và đồng bằng Bắc bộ, diễn ra vào giữa tháng 3/2015 tại Hà Nam, ông Nguyễn Văn Doanh, GĐ Sở NN-PTNT Hưng Yên thẳng thừng: “Tình hình ô nhiễm nguồn nước tại các hệ thống thủy lợi là rất nghiêm trọng. Vừa rồi tỉnh cũng đã có văn bản gửi Bộ TN&MT có biện pháp xử lý ở KCN Sài Đồng (Hà Nội), vì không cẩn thận là đầu độc toàn bộ hệ thống Bắc Hưng Hải.

Ông Nguyễn Quốc Đạt, GĐ Sở NN-PTNT Hà Nam cũng lo ngại: “Nước thải từ các NM xả xuống sông Nhuệ làm cá chết nhiều. Đề nghị cấp trên thường xuyên mở cống Liên Mạc lấy nước từ sông Hồng vào để thau rửa mới giải quyết được”. (Hết)

Xem thêm
Chưa đạt mục tiêu tăng trưởng, Cục Chăn nuôi và Thú y nêu loạt giải pháp

Theo đó, ngành chăn nuôi và thú y lên kịch bản tăng trưởng cụ thể cho từng quý còn lại của năm với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2025.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

169 hạt sen bay lên vũ trụ: Khoa học và niềm tự hào dân tộc

Phi hành gia Amanda Nguyễn mang 169 hạt sen của Việt Nam bay vào không gian là khởi đầu mới trong nghiên cứu khoa học và thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Tổ đoàn kết nhân đôi sức mạnh ngư dân, làm 'tai mắt' trên biển

ĐÀ NẴNG Đà Nẵng có gần 100 tổ đoàn kết với 700 tàu cá cùng hỗ trợ nhau vươn khơi bám biển, khai thác thủy sản bền vững và chấp hành quy định chống khai thác IUU.

Cháy rừng từ Hòa Bình lan sang Hà Nam

HÀ NAM Lực lượng chức năng đang khẩn trương ngăn chặn đám cháy từ tỉnh Hoà Bình lan sang khu rừng ở phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.