Chủ Nhật, 29/6/2025 8:51 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Bắc Giang cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp tiêu thụ vải thiều

Thứ Hai 19/05/2025 , 15:04 (GMT+7)

Sáng 28/5, tại Bắc Giang đã diễn ra hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều và các sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng, sản phẩm OCOP năm 2025.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cùng lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tham quan gian hàng sản phẩm OCOP của tỉnh Bắc Giang. Ảnh: Phạm Minh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cùng lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tham quan gian hàng sản phẩm OCOP của tỉnh Bắc Giang. Ảnh: Phạm Minh.

Trên 21.000 ha được cấp mã vùng trồng

Phát biểu tại hội nghị, ông Phạm Văn Thịnh, Phó Chủ tịch tỉnh Bắc Giang nhấn mạnh: Đây là sự kiện quan trọng nhằm kết nối, quảng bá và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của tỉnh trong và ngoài nước.

Ông Thịnh cho biết, Bắc Giang hiện có gần 300.000 ha đất nông nghiệp với nhiều vùng chuyên canh cây ăn quả chất lượng cao. Trong đó vải thiều là cây trồng chủ lực với diện tích 29.700 ha, sản lượng ước đạt 170.000 tấn (gồm 60.000 tấn vải chín sớm và 110.000 tấn vải chính vụ). Riêng năm 2024 dù mất mùa, sản lượng vải xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn chiếm hơn 40%. Đáng chú ý, doanh thu từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ hàng năm đạt trên 6.000 tỷ đồng.

Ông Phạm Văn Thịnh, Phó Chủ tịch tỉnh Bắc Giang, phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Phạm Minh.

Ông Phạm Văn Thịnh, Phó Chủ tịch tỉnh Bắc Giang, phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Phạm Minh.

Vải thiều Bắc Giang được trồng theo quy trình VietGAP, GlobalGAP và hữu cơ, đã được cấp mã số vùng trồng cho gần 300 vùng với diện tích trên 21.000 ha. Sản phẩm này được xuất khẩu sang hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU, Trung Đông. Hiện nay, vải thiều Bắc Giang đã được bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý tại 8 quốc gia gồm Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Singapore, Lào và Campuchia.

Ngay từ đầu vụ, tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường triển khai đồng bộ các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng vải thiều. Các tổ công tác được thành lập từ tỉnh đến huyện nhằm hỗ trợ, giám sát sản xuất, mã vùng trồng, cơ sở đóng gói. Tỉnh cũng tổ chức hướng dẫn người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định, tăng cường kiểm soát sâu bệnh.

Doanh nghiệp cam kết đồng hành, đa dạng hóa kênh phân phối

Ông Nguyễn Việt Dũng, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) chia sẻ: “Chúng tôi không chỉ vận chuyển mà còn là cầu nối thông minh trong chuỗi giá trị từ vườn đến bàn ăn. Trong vụ vải năm nay, Viettel Post đã thiết kế riêng tuyến xe lạnh, bố trí kho tại Bắc Giang – Bắc Ninh, giảm cước phí, cam kết giao hàng nhanh và linh hoạt”.

Đại diện Central Retail Việt Nam phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Phạm Minh.

Đại diện Central Retail Việt Nam phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Phạm Minh.

Bên cạnh đó, Central Retail Việt Nam - một trong những hệ thống bán lẻ lớn tiếp tục ký kết hợp tác với Bắc Giang trong vụ thu hoạch vải năm nay. Đại diện Central Retail cho biết, đơn vị cam kết hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện thủ tục, hồ sơ để đưa vải thiều vào hệ thống GO!, Tops Market, Mini go!; bố trí khu trưng bày nổi bật; tăng cường tiêu thụ trên kênh thương mại điện tử; hỗ trợ xuất khẩu sang Thái Lan qua Central Group; tôn vinh vải thiều Bắc Giang tại Lễ hội Trái cây 2025 ngày 29/5 tại Tiền Giang.

Tỉnh Bắc Giang xác định thị trường nội địa là trọng tâm trong tiêu thụ nông sản. Tỉnh đã kết nối với các hệ thống siêu thị như GO!, WinMart, MM Mega Market, Lotte, Aeon… và các chợ đầu mối ở Hà Nội, TP.HCM cùng các sàn thương mại điện tử như TikTok Shop, Shopee, Lazada, Alibaba.

Với thị trường xuất khẩu, Trung Quốc vẫn là thị trường đứng đầu, ổn định nhiều năm, chiếm khoảng 40% sản lượng xuất khẩu vải. Ngoài ra, tỉnh mở rộng xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản, Úc, EU, Hàn Quốc, Trung Đông, ASEAN...

Hỗ trợ tối đa các đối tác, doanh nghiệp trong tiêu thụ 

Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch tỉnh Bắc Giang Nguyễn Việt Oanh khẳng định, tỉnh cam kết hỗ trợ tối đa các đối tác, doanh nghiệp và thương nhân trong tiêu thụ vải thiều và nông sản chủ lực. Đảm bảo đủ sản lượng vải thiều chất lượng cao phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu. Các dịch vụ hậu cần như thùng xốp, đá cây, điện, kho bãi, phương tiện vận tải, an ninh trật tự... đều đã sẵn sàng.

Tỉnh Bắc Giang đề nghị Bộ Công Thương tiếp tục hỗ trợ xúc tiến thương mại, hướng dẫn chính sách xuất nhập khẩu. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường tiếp tục chỉ đạo kỹ thuật, mở rộng danh mục hàng nông sản được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.

Tỉnh cũng đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ nghiên cứu công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch. Đề nghị các tỉnh biên giới như Lạng Sơn, Lào Cai tạo “luồng xanh” thông quan cho nông sản. Bên cạnh đó, tỉnh mong muốn các cơ quan truyền thông đồng hành trong việc quảng bá sản phẩm, lan tỏa hình ảnh Bắc Giang như một điểm đến đầu tư và du lịch nông nghiệp hấp dẫn.

“Chúng tôi tin rằng, với quyết tâm chính trị cao, sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, sự đồng hành của doanh nghiệp và truyền thông, mùa vải thiều năm nay sẽ thắng lợi toàn diện cả về sản lượng, chất lượng lẫn thị trường tiêu thụ”, ông Nguyễn Việt Oanh phát biểu.

Xem thêm
Nuôi gà đẻ trứng áp dụng công nghệ tự động hiện đại

QUẢNG NINH Trang trại gà Tân An ở thị xã Quảng Yên ứng dụng phần mềm FarmGo để quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất giúp kiểm soát mọi thông tin liên quan đến đàn gà.

Từ lao đao đến ổn định nhờ vaccine dịch tả lợn Châu Phi

Từng nhiều lần điêu đứng vì dịch tả lợn Châu Phi (ASF), anh Nguyễn Thanh Tùng đã quyết định sử dụng vaccine ASF của AVAC, bước ngoặt giúp trang trại dần ổn định trở lại.

Xã vùng biên mỗi năm 200 hộ thoát nghèo: Người trẻ nghĩ khác ở Lao Khô

SƠN LA Giữa đại ngàn Tây Bắc, nơi núi rừng Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) tiếp giáp với nước bạn Lào có một bản nhỏ mang tên là Lao Khô.

Cơ hội việc làm ngành nông nghiệp rộng mở với sinh viên

THÁI NGUYÊN Tại ngày hội việc làm của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trong khi chỉ có 300 sinh viên ra trường thì nhu cầu tuyển dụng từ doanh nghiệp lên tới 4.000 vị trí.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản khẳng định vai trò tư vấn chiến lược

Đảng bộ Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản quyết tâm đồng hành cùng ngành nông nghiệp thực hiện mục tiêu hiện đại sản xuất, tăng tốc trong xuất khẩu.

Tăng tốc hoàn thiện dữ liệu phục vụ EUDR, bảo đảm xuất khẩu không gián đoạn

Hệ thống dữ liệu phục vụ cho việc khai báo truy xuất nguồn gốc theo quy định EUDR vẫn cần hoàn thiện để đảm bảo việc xuất khẩu duy trì khi EUDR có hiệu lực.

Bình luận mới nhất