| Hotline: 0983.970.780

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi thuỷ sản

Thứ Sáu 22/03/2019 , 15:10 (GMT+7)

Các hộ được tập huấn, hội thảo tổng kết và được hỗ trợ 100% giống, 30% thức ăn công nghiệp, được trao đổi thông tin về dịch bệnh giữa các hộ thực hiện mô hình và cán bộ kỹ thuật.

Năm 2018, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa xây dựng mô hình: “Áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật nuôi một số loài thuỷ sản thích ứng với biến đổi khí hậu” tại xã Hoằng Đại, thành phố Thanh Hóa với quy mô 3,4 ha, 5 hộ tham gia, mật độ thả tôm chân trắng 15 con/m2, cá đối mục 0,3 con/m2; thời gian nuôi 6 tháng.

Qua 6 tháng thực hiện mô hình cho thấy tỷ lệ sống trung bình của tôm đạt 70%, năng suất tôm đạt 1.312 kg/ha, cao hơn so với yêu cầu 1.200 kg/ha. Bên cạnh đó các hộ còn tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên trong ao. Riêng cá đối mục tỷ lệ sống trung bình đạt 75%, cỡ cá thu hoạch 250 g/con; năng suất trung bình đạt 562 kg/ha, hiệu quả kinh tế đạt từ  50 - 55 triệu/ha/vụ (sau khi trừ chi phí sản xuất) tăng từ 25-30% so với hình thức nuôi tôm sú quảng canh.

Hiệu quả của mô hình đã góp phần tạo môi trường thuận lợi, tạo công ăn việc làm ổn định, giúp nông dân trong vùng tiếp cận với kỹ thuật nuôi, hình thức mới, cách làm mới nâng cao đời sống, nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích đặc biệt là góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thanh Hóa có khoảng 1.000 ha trồng lúa bị nhiễm mặn; 1.500 ha diện tích nuôi tôm sú kém hiệu quả... có thể chuyển đổi sang hình thức nuôi kết hợp tôm sú, tôm chân trắng, cá đối mục, cá rô phi ... Để mô hình được nhân rộng, phát triển bền vững, các cấp các ngành chức năng cần quan tâm và có nhiều chính sách hỗ trợ như cho thuê đất lâu dài, hỗ trợ vốn, tìm kiếm thị trường đầu ra để người dân yên tâm sản xuất.

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

Báo động nguy cơ dịch bệnh do người dân vứt xác lợn ra môi trường

QUẢNG TRỊ Nhiều người dân tại các địa phương phía bắc tỉnh Quảng Trị vứt xác lợn chết vì dịch bệnh ra đồng.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất