| Hotline: 0983.970.780

Agribank đồng hành cùng nông dân trồng cam ở Hậu Giang

Thứ Tư 27/05/2020 , 11:21 (GMT+7)

Xã Đại Thành, TP. Ngã Bảy (Hậu Giang) hiện có khoảng 1.900 ha đất trồng cam. Trong đó, cam sành là cây chủ lực, chiếm đến gần 75% diện tích trồng.

Cán bộ Agribank TP. Ngã Bảy luôn sát sao cùng bà con nông dân trồng cam. Ảnh: HV.

Cán bộ Agribank TP. Ngã Bảy luôn sát sao cùng bà con nông dân trồng cam. Ảnh: HV.

Chúng tôi đến thăm gia đình anh Huỳnh Công Diễn, một nông dân có đam mê với nghề trồng cam ở ấp Sơn Phú, xã Đại Thành, TP. Ngã Bảy. Đưa chúng tôi đi thăm khu vườn 2ha cam sành của gia đình, anh Diễn cho biết: Đám cam này gia đình trồng được hơn 15 năm. Tuy cây đã "lão hóa" nhưng vẫn còn rất sai trái, vừa rồi gia đình thu hoạch được gần 20 tấn, sau khi trừ hết các chi phí còn lãi khoảng 300 triệu đồng.

Thấy trồng cam có ăn, gần đây anh Diễn đã đi thuê đất thêm để mở rộng diện tích trồng. Sang năm 2021 anh dự định sẽ đến tỉnh Sóc Trăng thuê đất trồng thêm 3-5 ha nữa.

Cách nhà anh Diễn không xa, nông dân trẻ Đoàn Văn Kiếm cũng có cùng đam mê trồng cây cam sành, qua nhiều năm cây cam giúp gia đình anh vươn lên khá giàu. Năm 2015, anh Kiếm gom hết vốn liếng trong nhà, đi mua gần 3ha đất, đầu tư trồng 4.500 cây cam sành và 1.200 cây cam xoàn. Năm rồi, chỉ riêng việc bán trái chiến (trái bói), gia đình anh đã thu về hàng trăm triệu đồng.

Đặc biệt, để có nguồn trái cây sạch để cung cấp cho thị trường ngày càng khó tính và đảm bảo cho vườn cây không bị mất sức trong khi mang trái, gần đây anh Kiếm đã chuyển qua sử dụng phân hữu cơ để bón cho cây. Nhờ được đầu tư, chăm sóc kỹ lưỡng, hiện vườn cam của gia đình anh phát triển rất tốt. Năm nay, dự kiến vườn canh sành cho khoảng 100 tấn trái, cam xoàn được khoảng 40 tấn, tổng thu dự kiến trên 2 tỷ đồng.

Nói về sự hỗ trợ của Agribank, anh Huỳnh Công Diễn cho biết thêm: Nguồn vốn của ngân hàng không chỉ giúp gia đình có điều kiện đầu tư đến nơi, đến chốn cho vườn cam, mà còn có giá trị rất lớn về mặt tinh thần bởi đây chính là động lực để anh phấn đấu vươn lên làm giàu trên miếng vườn, mảnh ruộng của mình.

Nhiều người trồng cam ở Đại Thành đã vươn lên làm giàu. Ảnh: HV

Nhiều người trồng cam ở Đại Thành đã vươn lên làm giàu. Ảnh: HV

Còn theo anh Kiếm, nếu không có sự hỗ trợ về vốn của Agribank thì gia đình anh không có được mô hình kinh tế hiệu quả trồng cam như hôm nay. Điều làm anh thấy ưng bụng nhất khi giao dịch với Agribank là tinh thần, thái độ hợp tác tốt với khách hàng trên cơ sở hai bên cùng có lợi.

Ông Dương Văn Giang, Chủ tịch UBND xã Đại Thành cho biết: Toàn xã hiện có 1.900 ha cam (trong đó có đến 1.400 ha cam sành). Nhờ được phù sa sông Hậu bồi đắp, nên ở Đại Thành, nông dân trồng loại cây nào cũng sum xuê. Tuy nhiên, cam sành là cây trồng được nhiều bà con nông dân ưa chuộng và trồng nhiều. Điều phấn khởi nhất là xuyên suốt nhiều năm nay, trong quá trình làm ăn, phát triển kinh tế gia đình, nông dân Đại Thành đã luôn nhận được sự quan tâm, đồng hành của Agribank hỗ trợ vốn vay để phát triển vườn cam. Từ động lực đó giúp nông dân khá lên nhờ cây cam, góp phần vào việc xây dựng nông thôn mới ngày càng khởi sắc. Đặc biệt hơn Đại Thành đã được công nhận là xã nông thôn mới năm 2019 đầu tiên ở TP. Ngã Bảy. Từ thành công này, Đại Thành đang tập trung để tiến thêm một bước nữa đó là trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu.

Có thể nói, sự đồng hành của Agribank trong thời gian qua đã giúp xã Đại Thành phát triển nhanh mô hình trồng cam. Và hiệu quả của mô hình đã góp phần tăng số hộ khá giàu, giảm nhành số hộ nghèo tại địa phương. Theo thống kê, xã Đại Thành hiện chỉ còn có 20 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,75%.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.