| Hotline: 0983.970.780

5 lý do khiến giá lợn hơi xuất chuồng chạm đáy

Thứ Năm 21/12/2023 , 14:03 (GMT+7)

Cục Chăn nuôi nhận định, giá thịt lợn hơi thấp nhất trong năm 2023 do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi, tình trạng nhập lậu vẫn diễn ra tại một số tỉnh.

Giá thịt lợn hơi đang giảm mạnh nhất trong năm 2023. Ảnh: KT

Giá thịt lợn hơi đang giảm mạnh nhất trong năm 2023. Ảnh: KT

Giá thịt lợn hơi giảm chạm đáy 

Theo Cục Chăn nuôi, giá lợn hơi xuất chuồng trung bình tháng 11 đạt 51.000 đồng/kg, tương đương giá tháng 10. Tại thời điểm tuần đầu tháng 12/2023, giá lợn hơi trung bình cả nước là 48.000 đồng/kg, mức giá thấp nhất trong năm 2023.

Mức giá này thấp hơn khoảng 13.000 đồng /kg so với thời điểm giá lợn cao nhất năm (tháng 7/2023 với giá trung bình cả nước 61.000 đồng/kg, thậm chí tại một số tỉnh miền Bắc thời điểm đó giá cao nhất 68.000 đồng/kg).

Mặc dù 2 tuần trở lại đây, giá lợn hơi đã tăng nhẹ 1.000 - 2.000 đồng/kg đưa giá lợn trung bình trong 15 ngày đầu tháng 12 là 49.000 đồng/kg, thấp hơn 3.000 đồng/kg so với cùng kỳ 2022. Trong khi, giá thành sản xuất 1kg lợn hơi dao động từ 45.000 - 52.000 đồng /kg, với mức giá này, mỗi kg thịt lợn hơi xuất chuồng, người chăn nuôi hầu như không có lãi, thậm chí thua lỗ.

Số liệu thống kê các tháng từ đầu năm đến thời điểm hiện tại cho thấy giá lợn hơi năm 2022 và 2023 khá đồng nhất về xu hướng biến động theo tháng kể từ tháng 03 và giá lợn hơi xuất chuồng năm 2023 luôn thấp hơn giá năm 2022 ngoại trừ tháng 6.

Cụ thể, giá lợn hơi xuất chuồng năm 2023 chênh lệch từ 400 đồng đến 6.600 đồng/kg so với năm 2022, cao nhất tại thời điểm tháng 7 (bình quân 61.000 đồng/kg) thấp hơn 4.600 đồng/kg so với cùng kỳ 2022. Tháng 11/2023 giá lợn hơi trung bình 51.000 đồng/kg thấp hơn 2.400 đồng/kg so với tháng 11/2022, giá lợn hơi trung bình nửa đầu tháng 12/2023 đang thấp hơn 3.000 đồng/kg so với cùng kỳ 2022.

Hiện, mức giá lợn hơi của Việt Nam tương đương giá lợn hơi tại Thái Lan nhưng thấp hơn Trung Quốc từ 01-03 nghìn đồng/kg và cao hơn giá tại Campuchia khoảng 5.000 - 8.000 đồng/kg. Mức giá lợn tại Việt Nam cao hơn giá lợn hơi xuất chuồng tại một số nước xuất khẩu thịt lợn chủ yếu vào thị trường Việt Nam.

Giá lợn giống duy trì trong 6 tháng đầu năm dao động 1,1 - 1,3 triệu đồng/con. Thời điểm tháng 7/2023 - giá lợn hơi xuất chuồng cao nhất năm 2023 giá lợn giống trung bình dao động từ 1,25 - 1,6 triệu đồng/con tùy thuộc vào biểu cân và vùng miền. Hiện nay, giá lợn giống công ty dao động từ 1,4 - 1,65 triệu đồng/con. Trong khi đó, giá lợn giống trong dân 1,2 - 1,55 triệu đồng/con. Tại miền Bắc giá lợn giống cao hơn miền Nam từ 100.000 - 300.000 đồng/con.

Người chăn nuôi chịu thiệt khi giá lợn hơi giảm mạnh nhất trong thời gian qua. Ảnh: KT.

Người chăn nuôi chịu thiệt khi giá lợn hơi giảm mạnh nhất trong thời gian qua. Ảnh: KT.

5 nguyên nhân khiến giá lợn hơi giảm

Theo Cục Chăn nuôi, hiện tượng giá lợn hơi giảm ngang hoặc dưới giá thành sản xuất trong thời gian gần do 5 nguyên nhân chủ yếu.

Trước hết, sức mua thực phẩm của người dân nhìn chung giảm nhẹ so với trước đây do thu nhập của người dân bị ảnh hưởng khi lạm phát tăng (lãi suất vay tăng, tỷ giá ngoại tệ tăng).

Sức tiêu thụ thực phẩm của các khu công nghiệp giảm mạnh do nhiều công ty giảm quy mô sản xuất (giảm đơn hàng của đối tác nhập khẩu, chi phí nhập khẩu nguyên liệu tăng cao).

Thứ hai, nguồn cung lợn thịt trong nước tăng vào các tháng 9, tháng 10 và tháng 11 năm 2023 do tình hình chăn nuôi lợn của các doanh nghiệp và trang trại vẫn duy trì ở mức khá cao.

Thứ ba, tâm lý của người chăn nuôi bị ảnh hưởng tiêu cực của dịch tả lợn Châu Phi. Tính đến hết 30/11/2023, cả nước xuất hiện hơn 530 ổ bệnh dịch tả lợn Châu Phi nhưng chủ yếu tập trung ở các hộ chăn nuôi nhỏ, số lợn dịch buộc tiêu hủy chỉ chiếm khoảng 0,04% tổng đàn lợn (hơn 20.000 con), nhưng đã ảnh hưởng trực tiếp lên tâm lý người chăn nuôi và người tiêu dùng. Điều này đã tác động trực tiếp lên giá lợn hơi xuất chuồng thời gian qua.

Lượng thịt lợn nhập khẩu tăng liên tục trong nửa cuối năm 2023. Ngoài ra, tình trạng nhập lậu lợn sống, sản phẩm thịt lợn qua khu vực đường mòn, lối mở vẫn diễn ra tại một số địa phương, gây áp lực đối với thị trường tiêu thụ sản phẩm thịt lợn sản xuất trong nước do phải cạnh tranh sản phẩm nhập lậu giá rẻ, đồng thời, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh đối với chăn nuôi lợn trong nước.

Ngoài ra, chưa có cơ chế đảm bảo công bằng, chia sẻ lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi giá trị thịt lợn.

“Mặc dù giá lợn hơi tại cổng trại giảm nhưng giá thịt tại các siêu thị, các cơ sở/điểm bán lẻ gần như không giảm. Điều này có lợi cho thương lái, chủ lò mổ và người bán lẻ thịt nhưng không có lợi cho cơ sở chăn nuôi và người tiêu dùng thực phẩm”, lãnh đạo Cục Chăn nuôi nhận định.

 

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.