| Hotline: 0983.970.780

Xử phạt nghiêm việc tắt thiết bị giám sát hành trình khi khai thác hải sản

Thứ Năm 07/10/2021 , 13:40 (GMT+7)

Nghị định 42 nêu rõ, nếu người dân vi phạm, tắt thiết bị giám sát hành trình trong quá trình khai thác hải sản có thể bị xử phạt từ 20 - 30 triệu đồng.

Tổng cục Thủy sản sẽ đưa một số biện pháp kĩ thuật để giám sát tình trạng vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình.

Tổng cục Thủy sản sẽ đưa một số biện pháp kĩ thuật để giám sát tình trạng vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình.

Ngày 23/10/2017, Ủy ban Châu Âu (EC) chính thức cảnh báo thẻ vàng đối với hải sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này vì những nỗ lực chưa đủ đáp ứng quy định chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Kể từ khi bị thẻ vàng, Việt Nam đã rất nỗ lực để tuân thủ các yêu cầu mà EC quy định.

Thời gian qua, Việt Nam đã nỗ lực ngăn chặn thành công những vi phạm khai thác hải sản trái phép tại các quốc đảo trong khu vực.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Phú Quốc, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư (Tổng cục Thủy sản - Bộ NN-PTNT) còn nhiều tàu vẫn vi phạm do 3 lí do. Một là do lợi ích kinh tế. Hai là do một số người dân vẫn coi thường pháp luật. Ba là có thể có một số tổ chức, cá nhân móc nối, tiếp tay cho việc khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.

Còn ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang, cho rằng thời gian vừa qua, các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam đã thiếu sự kiểm soát, thiếu định hướng quy hoạch trong việc phát triển phương tiện khai thác. Từ đó số lượng phương tiện nhiều hơn nguồn lợi khai thác, làm suy giảm nghiêm trọng nguồn lợi.

Ngoài ra, ông Thao nhận định các địa phương chưa vào cuộc đồng bộ. Có tỉnh quyết liệt nhưng có tỉnh lơ là quản lý, xử lý phương tiện, dẫn đễn các tàu ở tỉnh làm mạnh di chuyển sang các tỉnh làm không mạnh để trốn tránh.

Để ngăn chặn vấn đề vi phạm khai thác ở vùng biển nước ngoài, ông Nguyễn Phú Quốc khẳng định vai trò của địa phương rất quan trọng, đặc biệt là chính quyền cấp huyện, cấp xã. Tại một số địa phương có thể nhận diện được những đối tượng thường xuyên vi phạm ở vùng biển nước ngoài.

“Thời gian tới chúng tôi sẽ đưa ra danh sách nhận diện và nguy cơ đối tượng tàu vi phạm vùng biển nước ngoài để kịp thời ngăn chặn. Trước khi những tàu này ra khơi khai thác cần phải được xem xét, đồng thời tuyên truyền, phổ biến, yêu cầu các chủ tàu, thuyền trưởng thực thi pháp luật một cách nghiêm túc”, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư chia sẻ.

Với chế tài xử phạt nghiêm khắc, cùng với sự tham gia đồng bộ của các bộ ngành cũng như chính quyền địa phương, ông Quốc hi vọng thời gian tới tình trạng vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài sẽ được chấm dứt, qua đó gỡ thẻ vàng của EC.

Ông Nguyễn Phú Quốc thông tin thêm, thời gian qua, qua quá trình theo dõi giám sát, những tàu hoạt động ở những vùng biển giáp ranh đã có tình trạng cố tình tắt thiết bị giám sát hành trình, không truyền tải tín hiệu về bờ.

“Tại Nghị định 42, nếu người dân vi phạm tắt thiết bị giám sát hành trình trong quá trình khai thác hải sản có thể bị xử phạt từ 20 - 30 triệu đồng. Tuy nhiên trên thực tế, để xử lý được hành vi này tương đối khó khăn vì đa phần ngư dân lấy lí do máy hỏng, đường truyền của thiết bị kém…”, ông Quốc cho hay.

“Theo đó, thời gian tới, Tổng cục Thủy sản sẽ đưa một số biện pháp kĩ thuật để giám sát tình trạng vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình này. Ngoài ra, cơ quan cung cấp thiết bị cũng cần có trách nhiệm trong vấn đề thiết bị không truyền tải tín hiệu về bờ. Đối với chủ tàu, thuyền trưởng, nếu máy hoạt động tốt nhưng không phát tín hiệu thì cũng bị xử lý, đồng thời được đưa vào danh sách đối tượng đánh bắt hải sản bất hợp pháp và có những chế tài xử lý theo quy định của pháp luật”, đại diện Tổng cục Thủy sản chia sẻ.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.