| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng sản phẩm OCOP 4 sao đẳng cấp từ giống vịt biển đa năng

Thứ Sáu 16/09/2022 , 14:13 (GMT+7)

HTX Đông Xuyên tại huyện ven biển Tiền Hải (Thái Bình) đã xây dựng thương hiệu trứng và thịt vịt biển thành sản phẩm OCOP 4 sao mang lại giá trị kinh tế cao.

Anh Ngô Văn Duẩn là người có công lớn khi đưa được giống vịt biển 15 - Đại Xuyên về với vùng bãi ngang huyện Tiền Hải. Ảnh: Duy Học.

Anh Ngô Văn Duẩn là người có công lớn khi đưa được giống vịt biển 15 - Đại Xuyên về với vùng bãi ngang huyện Tiền Hải. Ảnh: Duy Học.

Đưa “thần tài” về vùng bãi ngang

Những năm gần đây, tiếng kêu và hình ảnh những chú vịt biển 15 - Đại Xuyên đã trở nên rất đỗi quen thuộc với người dân xã Đông Xuyên, huyện Tiền Hải (Thái Bình). Không những vậy, bà con nơi đây còn coi loài thủy cầm này là “thần tài” mới tại vùng bãi ngang ven biển này.

Người có công lớn nhất đưa con vịt biển về xã ven biển này là anh Ngô Văn Duẩn, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) chăn nuôi tổng hợp Đông Xuyên. Xuất phát điểm từ một mô hình chuyển giao do ngành Khuyến nông và Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên (Viện Chăn nuôi) triển khai tại Tiền Hải, anh Duẩn và những thành viên trong HTX đã nâng tầm con vịt biển lên thành sản phẩm nức tiếng cả một vùng.

Nhớ lại thời điểm cách đây hơn 4 năm, những sản phẩm vịt biển đầu tiên đã đến tay người tiêu dùng, mang lại lợi nhuận cho thành viên HTX. Vậy nhưng, đến năm 2019, dịch tả lợn Châu phi bùng phát mạnh gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi cả nước, người dân gặp nhiều khó khăn vì dịch bệnh hoành hành.

“Đó cũng là tiền đề để HTX Đông Xuyên đã mạnh dạn chuyển đổi từ chăn nuôi gia súc sang chăn nuôi thủy cầm và lấy con vịt biển 15 – Đại Xuyên về làm thương hiệu”, anh Duẩn chia sẻ.

Sở dĩ anh và các thành viên chọn vịt biển 15 - Đại Xuyên làm sản chủ lực của HTX bởi nhận thấy đây giống vịt có chất lượng thịt thơm ngon, trọng lượng cơ thể lớn, thích nghi tốt với điều kiện nước ngọt, nước lợ và đặc biệt là cả nước mặn. Bên cạnh đó, do là giống kiêm dụng nên vịt có thể tự kiếm thức ăn ngoài tự nhiên rất tốt. Điều này giúp giảm được rất nhiều chi phí thức ăn, chất lượng thịt và trứng nhờ đó mà thơm ngon hơn.

Nhờ sự thống nhất, đoàn kết trong HTX cùng nền tảng là giống vịt biển quá ưu việt, nên từ vài thành viên ban đầu, đến nay HTX Đông Xuyên đã lên tới con số 58. Đa số sản phẩm vịt thịt và trứng vịt mang thương hiệu Đông Xuyên hiện nay được bao tiêu đầu ra với giá bán cao hơn ngoài thị trường vài chục phần trăm.

Lãnh đạo HTX Đông Xuyên cho biết, sản phẩm làm ra phải có sự khác biệt, sự đồng đều cao. Đặc biệt là duy trì được chất lượng ổn định với những bí quyết rất riêng trong thức ăn và ứng dụng chế phẩm vi sinh.

Ngay từ ngày đầu, ngoài quy trình chăn nuôi của Trung tâm vịt Đại Xuyên, HTX còn bổ sung chế phẩm AM tỏi của Học viện nông nghiệp Việt Nam vào nước uống. Thức ăn cho vịt đẻ và vịt thịt cũng được đặt sản xuất riêng tại công ty Sao Việt ở Hải Dương.

Việc đưa vi sinh vào nước uống sẽ giúp hệ thống tiêu hóa của vịt tốt hơn, hấp thụ dinh dưỡng nhiều hơn. Ngoài ra, HTX Đông Xuyên còn đang dùng chế phẩm sinh học là vi sinh để đưa vào làm công thức tỏi mật ong ựng dụng trong phòng bệnh cho vịt.

Vịt biển Đông Xuyên và trứng vịt biển Đông Xuyên đã được UBND tỉnh Thái Bình công nhận sản phảm OCOP 4 sao. Ảnh: Duy Học.

Vịt biển Đông Xuyên và trứng vịt biển Đông Xuyên đã được UBND tỉnh Thái Bình công nhận sản phảm OCOP 4 sao. Ảnh: Duy Học.

Xây dựng vịt biển thành sản phẩm OCOP 4 sao

Với cách làm chuyên nghiệp, bài bản ngay từ khâu chọn giống đến lựa chọn thức ăn và áp dụng các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo môi trường chăn nuôi không bị ô nhiễm. HTX chăn nuôi tổng hợp xã Đông Xuyên đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường.

Hiện, vịt biển Đông Xuyên và trứng vịt biển Đông Xuyên đã được UBND tỉnh Thái Bình công nhận sản phảm OCOP 4 sao. Ngoài ra, 2 sản phẩm này còn được công nhận danh hiệu thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2021.

Trong những năm qua, quy mô tổng đàn luôn duy trì từ 6.000 - 8.000 vịt biển sinh sản và hơn 10.000 vịt biển thương phẩm. Tính riêng năm 2021, HTX đạt thu nhập trên 14 tỷ đồng từ mô hình vịt biển thương phẩm và cung cấp ra thị trường khoảng 156 vạn quả trứng, doanh thu trên 6 tỷ đồng.

Đến nay, huyện Tiền Hải cũng đang tiến hành xây dựng sản phẩm thịt và trứng vịt biển Đông Xuyên trở thành sản phẩm có tính chất đặc thù của địa phương và có sức cạnh tranh cao trên thị trường.

Theo ông Đỗ Văn Trịnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Tiền Hải, địa phương xác định tiếp tục cải tiến, nâng cấp, hoàn chỉnh quy trình từ khâu tổ chức sản xuất, chọn giống, thức ăn, xây dựng thương hiệu và liên kết đầu ra cho sản phẩm. Bên cạnh đó, huyện cũng tiếp tục xây dựng, quy hoạch vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh hướng đến phát triển bền vững.

Thành công của thương hiệu Vịt biển Đông Xuyên và Trứng vịt biển Đông Xuyên có thể được coi là mô hình hợp tác xã kiểu mới và nông dân thời đại mới. Đó cũng là trái ngọt ghi nhận sự hợp tác hiệu quả, thiết thực giữa ngành khuyến nông với các đơn vị nghiên cứu như Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên, Viện Chăn nuôi trong việc đưa các tiến bộ và giống vật nuôi mới vào đời sống sản xuất.

Xem thêm
Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.