| Hotline: 0983.970.780

Xã hội hóa trồng cây phân tán

Thứ Năm 11/11/2021 , 17:06 (GMT+7)

Vĩnh Phúc đẩy mạnh trồng cây phân tán tại các khu vực công cộng, các tuyến đường giao thông nhất là các tuyến quốc lộ, đường liên tỉnh, đường liên huyện...

Ngày 10/11 tại xã Thái Hòa (huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc), Sở NN-PTNT Vĩnh Phúc phối hợp với Hội Cựu Chiến binh tỉnh, UBND huyện Lập Thạch và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam đã tổ chức chương trình hưởng ứng xã hội hóa trồng cây phân tán và tiếp nhận kinh phí tài trợ.

Lễ hưởng ứng xã hội hóa trồng cây phân tán tại huyện Lập Thạch. Ảnh: Thanh Hương.

Lễ hưởng ứng xã hội hóa trồng cây phân tán tại huyện Lập Thạch. Ảnh: Thanh Hương.

Phát biểu tại chương trình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ông Nguyễn Văn Khước nhấn mạnh: Hưởng ứng Chương trình Trồng mới 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025 do Thủ tướng Chính phủ phát động, thời gian qua, Vĩnh Phúc đã nỗ lực bảo tồn và nâng cao tỷ lệ độ che phủ của rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, xanh hóa khu vực đô thị và nông thôn, xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Khước đề nghị các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh nêu cao tinh thần trách nhiệm, hăng hái tham gia, hưởng ứng phong trào xã hội hóa trồng cây phân tán, góp phần xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng xanh, sạch, đẹp.

Lãnh đạo địa phương và các doanh nghiệp tài trợ trồng cây phân tán tại đường giao thông tại buổi lễ. Ảnh: Thanh Hương.

Lãnh đạo địa phương và các doanh nghiệp tài trợ trồng cây phân tán tại đường giao thông tại buổi lễ. Ảnh: Thanh Hương.

Để đẩy mạnh xã hội hóa trồng cây phân tán, các huyện, thành phố tiếp tục tổ chức rà soát các địa điểm trồng cây phân tán tại các khu vực công cộng, các tuyến đường giao thông nhất là các tuyến quốc lộ, đường liên tỉnh, đường liên huyện.

Từ đó, huy động sự tham gia, tài trợ cho phong trào xã hội hóa trồng cây phân tán. Trong quá trình thực hiện trồng cây phân tán, cần phải xác định rõ địa điểm, vị trí, loài cây, số lượng và phải được giao cho tổ chức, cá nhân chăm sóc, bảo vệ đảm bảo cây sau khi trồng sinh trưởng, phát triển tốt.

Tại chương trình, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam đã trao số tiền tài trợ 500 triệu đồng cho 5 xã thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh. Trong đó, huyện Lập Thạch có 2 xã Thái Hòa và Triệu Đề.

Năm 2021, toàn tỉnh Vĩnh Phúc đã trồng được trên 1 triệu cây xanh, vượt kế hoạch đề ra. Trong đó phong trào xã hội hóa trồng cây phân tán đã đạt được kết quả đáng kích lệ, nhiều tổ chức, cá nhân đã tài trợ kinhh phí trồng hàng nghìn cây xanh tại các trường học trên địa bàn tỉnh, xây dựng môi trường sống xanh, xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu...

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.