| Hotline: 0983.970.780

Vườn Quốc gia Tam Đảo tái thả nhiều cá thể chim nguy cấp, quý hiếm

Thứ Sáu 15/11/2024 , 17:01 (GMT+7)

Vườn Quốc gia Tam Đảo tái thả nhiều cá thể chim, trong đó có 7 loài thuộc Nhóm IIB theo danh mục thực vật và động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm của Chính phủ.

Hoạt động tái thả động vật hoang dã là một phần của các quy định pháp luật về Lâm nghiệp và Đa dạng sinh học, thể hiện nỗ lực của các cơ quan chức năng trong việc bảo vệ động vật hoang dã. Ảnh: Vườn Quốc gia Tam Đảo.

Hoạt động tái thả động vật hoang dã là một phần của các quy định pháp luật về Lâm nghiệp và Đa dạng sinh học, thể hiện nỗ lực của các cơ quan chức năng trong việc bảo vệ động vật hoang dã. Ảnh: Vườn Quốc gia Tam Đảo.

Ngày 7/11 vừa qua, Vườn Quốc gia Tam Đảo đã phối hợp với Trung tâm Cứu hộ Động vật hoang dã Hà Nội tổ chức tái thả một số loài chim hoang dã tại địa phận vườn quốc gia. Các loài chim này được các tổ chức, cá nhân bàn giao cho Trung tâm Cứu hộ động vật Hoang dã Hà Nội chăm sóc và nay được thả lại tự nhiên theo quy định của pháp luật.

Đợt tái thả lần này bao gồm 74 cá thể chim thuộc 12 loài phân bố tự nhiên trong khu vực, trong đó có 7 loài thuộc Nhóm IIB theo danh mục thực vật và động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm của Chính phủ. Các loài này gồm Khướu bạc má (Pterorhinus chinensis), Kim oanh tai bạc (Leiothrix argentauris), Khướu đuôi đỏ (Trochalopteron milnei), Khướu mặt đỏ (Liocichla ripponi), Khướu tai bạc (Trochalopteron melanostigma) và Diều hâu (Milvus migrans).

Hoạt động tái thả động vật hoang dã này là một phần của các quy định pháp luật về Lâm nghiệp và Đa dạng sinh học, thể hiện nỗ lực của các cơ quan chức năng trong việc bảo vệ động vật hoang dã. Đây cũng là cơ hội để Vườn Quốc gia Tam Đảo giám sát đa dạng sinh học và lồng ghép hoạt động giáo dục môi trường, đặc biệt cho học sinh tiểu học.

Vườn Quốc gia Tam Đảo sẽ tiếp tục phối hợp với các bên liên quan để đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ, bảo tồn động vật hoang dã trong sinh cảnh tự nhiên, nhằm gìn giữ nguồn tài nguyên rừng quý báu cho các thế hệ tương lai của Việt Nam.

Vườn Quốc gia Tam Đảo có diện tích gần 33.000 ha, nằm trên địa phận ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Khu vực này có khoảng hơn 26.000 ha rừng tự nhiên mưa ẩm thường xanh, chiếm 70% tổng diện tích của vườn. Ngoài ra, nơi đây còn có nhiều kiểu rừng khác như rừng kín thường xanh á nhiệt đới, rừng lùn trên đỉnh núi, rừng hỗn giao, rừng phục hồi, rừng trồng, trảng cây bụi và trảng cỏ.

Vườn quốc gia này là nơi sinh sống của gần 1.300 loài thực vật thuộc 660 chi và 169 họ thực vật bậc cao có mạch, cùng với gần 1.300 loài động vật, bao gồm 93 loài thú, 332 loài chim, 136 loài bò sát, 62 loài ếch nhái, 651 loài côn trùng và 25 loài cá.

Xem thêm
Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi: [Bài 4] Sức bật công nghệ đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Với định hướng trở thành 'Nhà bếp của thế giới', nhờ sức bật từ công nghệ, CPV Food Bình Phước từng bước đưa sản phẩm chăn nuôi Việt ra thế giới.

Liên tiếp phát hiện các ổ dịch tả lợn châu Phi ở Quảng Ngãi

Thời gian gần đây, dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp tại Quảng Ngãi với nhiều ổ dịch được phát hiện, hàng trăm con lợn buộc phải tiêu hủy.

Khánh Hòa tạo cú hích cho du lịch nông nghiệp

Khánh Hòa đang hoàn thiện Đề án phát triển du lịch sinh thái giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Thấp thỏm xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng dù tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lo ngại suy giảm nửa cuối năm do áp lực thuế quan từ Hoa Kỳ.

Bình luận mới nhất