| Hotline: 0983.970.780

Vườn quốc gia có diện tích bằng quốc đảo Singapore

Thứ Sáu 09/12/2022 , 16:09 (GMT+7)

Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà có diện tích tương đương quốc đảo Singapore và đây được mệnh danh là 'vương quốc' của các loại lan, chim muông, thú rừng.

Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà có diện tích quản lý khoảng 70.000ha và có vùng giáp các tỉnh Đăk Lăk, Khánh Hòa, Ninh Thuận. Ảnh: MH.

Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà có diện tích quản lý khoảng 70.000ha và có vùng giáp các tỉnh Đăk Lăk, Khánh Hòa, Ninh Thuận. Ảnh: MH.

Ngày 9/12, tại xã Đạ Nhim (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà tổ chức Hội nghị chia sẻ thông tin về Vườn, thông tin về vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang tới các đơn vị truyền thông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Tại hội nghị, ông Nguyễn Lương Minh, Phó Giám đốc Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà cho biết, Vườn nằm trong vùng khí hậu á nhiệt đới, núi cao và có các loài động thực vật rừng đặc hữu, quý hiếm. Vườn có tổng diện tích quản lý khoảng 70.000ha và có vùng giáp các tỉnh Đăk Lăk, Khánh Hòa, Ninh Thuận. Đây cũng là Vườn có diện tích tương đương với quốc đảo Singapore.

Theo đó, Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà là vùng cảnh quan đa dạng sinh học có giá trị toàn cầu và là một trong 4 trung tâm đa dạng sinh học ở Việt Nam. Vườn cũng là khu vực ưu tiên bảo vệ số 1 (SA3) trong chương trình bảo tồn các dãy núi chính Nam Trường Sơn.

Trong năm 2022, có khoảng 6.500 lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm, nghiên cứu tại Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà. Ảnh: MH.

Trong năm 2022, có khoảng 6.500 lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm, nghiên cứu tại Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà. Ảnh: MH.

Hiện nay, Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà cũng là một trong 221 vùng chim quan trọng của thế giới và đây cũng là nơi được mệnh danh "vương quốc của các loài hoa lan". Theo ông Nguyễn Lương Minh, Vườn là vùng địa lý sinh học của các loài hạt trần và được xác định là nơi hình thành 2 dòng sông Đồng Nai và Sê êpok huyền thoại. Vườn cũng là vùng lõi của Khu dữ trữ sinh quyển thế giới Langbiang và là vườn di sản ASIAN.

Có sự đa dạng sinh học kết hợp cùng các giá trị văn hóa, cảnh quan đặc biệt như đỉnh núi Bidoup, Langbiang, hồ Đankia - Đà Lạt, rừng thông, thác nước trên sông K’Rông Nô, khu rừng thông hai lá dẹt đại cổ thụ, khu rừng nguyên sinh Núi Hòn giao… Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà có tiềm năng và lợi thế lớn trong phát triển hoạt động du lịch sinh thái và giáo dục môi trường.

Năm 2022, hoạt động du lịch mang về doanh thu cho Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà trên 1,6 tỷ đồng. Ảnh: MH.

Năm 2022, hoạt động du lịch mang về doanh thu cho Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà trên 1,6 tỷ đồng. Ảnh: MH.

Ông Phạm Xuân Nguyên, Giám đốc Trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường (Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà) cho biết, với những tiềm năng và lợi thế, thời gian qua, trung tâm đã phát triển các chương trình du lịch khám phá rừng, cắm trại, trải nghiệm thiên nhiên, trải nghiệm làng nghề truyền thống. Cùng với đó là tổ chức các chương trình giáo dục bảo vệ rừng như dọn vệ sinh, thu gom rác thải, trồng cây và tổ chức các chương trình tham quan, dã ngoại…

"Trong năm 2022, có khoảng 6.500 lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm, nghiên cứu tại Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà. Hoạt động du lịch mang về doanh thu cho Vườn trên 1,6 tỷ đồng", ông Phạm Xuân Nguyên chia sẻ.

Định hướng đến năm 2030, doanh thu xã hội du lịch của Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà dự kiến đạt 2.700 tỷ đồng/năm. Ảnh: MH.

Định hướng đến năm 2030, doanh thu xã hội du lịch của Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà dự kiến đạt 2.700 tỷ đồng/năm. Ảnh: MH.

Tại hội nghị, ông Nguyễn Lương Minh, Phó Giám đốc Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà cho biết, hiện nay, Vườn đang hướng đến đa dạng hoá các Sản phẩm dịch vụ du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu của du khách.

Đồng thời Vườn sẽ liên kết với các trường học, các đơn vị hợp tác để phát triển hơn nữa mô hình du lịch sinh thái, giáo dục môi trường. Ngoài ra, Vườn cũng hướng đến phát triển dịch vụ môi trường rừng với tổng diện tích cho thuê trên 24 nghìn ha. Định hướng đến năm 2030, doanh thu xã hội du lịch của Vườn dự kiến đạt 2.700 tỷ đồng/năm.  

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.