| Hotline: 0983.970.780

Vựa cá trắm đen không lơ là trước bệnh xuất huyết mùa xuân

Thứ Ba 05/12/2023 , 10:49 (GMT+7)

Bệnh chủ yếu xuất hiện trên các loài cá thuộc họ cá chép như cá trắm đen vào giai đoạn cuối đông đầu xuân. Bệnh bùng phát rất nhanh có tỷ lệ chết cao.

Ông Nguyễn Hồng Khanh đi kiểm tra tại một mô hình nuôi cá trắm đen thuộc Nông trường Bạch Long. Ảnh: Huy Bình. 

Ông Nguyễn Hồng Khanh đi kiểm tra tại một mô hình nuôi cá trắm đen thuộc Nông trường Bạch Long. Ảnh: Huy Bình. 

Với sản lượng trên 2.000 tấn cá trắm đen/năm, nông trường Bạch Long, xã Bạch Long, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định là nơi cung cấp cá trắm đen thương phẩm lớn nhất miền Bắc, đảm bảo thu nhập cho 170 hộ nhận khoán 142ha mặt nước.

Theo ông Nguyễn Hồng Khanh, Giám đốc Nông trường Bạch Long, Cá trắm đen thường rất nhạy cảm với việc thay đổi thời tiết và môi trường, mỗi khi thời tiết thay đổi cá thường giảm ăn sau đó có thể bỏ ăn.

Cá trắm đen trên nông trường hiện được nuôi theo hình thức bán thâm canh, thâm canh với mật độ cao, theo hướng công nghiệp dễ dẫn đến hiện tượng thiếu khí và tích tụ khí độc nhiều trong ao gây chết ngạt cho cá nuôi. Đặc biệt vào các thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi cá rất dễ bị nhiễm bệnh, trong số đó điển hình là bệnh "xuất huyết mùa xuân" do virus.

Theo Chi cục Thủy sản Nam Định, đây là loại bệnh xuất hiện chủ yếu trên cá chép và các loài cá thuộc họ cá chép như cá trắm đen, trắm cỏ,… Bệnh do virus Rhabdovirus carpio gây ra, xuất hiện vào giai đoạn giao mùa cuối đông đầu xuân và cuối xuân đầu hè ở các tỉnh miền Bắc, virus gây bệnh từ giai đoạn cá giống đến cá thịt. Trong đó, cá giống được 1 năm tuổi dễ nhiễm bệnh với tỷ lệ chết có thể lên đến 70%.

Thu hoạch cá trắm đen tại Nông trường Bạch Long. Ảnh: Huy Bình.

Thu hoạch cá trắm đen tại Nông trường Bạch Long. Ảnh: Huy Bình.

Bệnh xuất huyết mùa xuân do virus là loại bệnh cấp tính nên phát bệnh rất nhanh và có tỷ lệ chết rất cao, lây lan chủ yếu do phân, chất thải hoặc dịch nhớt của cá bệnh; do nhiệt độ môi trường hoặc lây lan qua các vật trung gian như chim, cò...

Khi mắc bệnh cá có hiện tượng ngạt thở tách đàn, da có màu tối, cá có thể mất cân bằng, nhiều chỗ viêm có nhiều chất nhày, mắt lồi nhẹ, mang nhợt nhạt, các tơ mang dính bết lại, máu loãng chảy ra từ hậu môn, bụng trướng to, bơi không định hướng, bệnh nặng cá chết nổi hoặc cá chết chìm dưới tầng đáy.

Khi mổ, thấy hiện tượng xuất huyết trên bề mặt các nội tạng ở bụng, bụng chướng to, trong xoang bụng có dấu hiệu tích nước và có chứa nhiều dịch nhờn, xuất huyết bóng hơi, bóng hơi bị teo một ngăn, lá lách sưng to, tim, gan, thận, ruột xuất huyết...

Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu và nằm trong danh sách bệnh động vật thủy sản phải công bố dịch theo Thông tư 04/2016 của Bộ NN-PTNT.

Do đó, định kỳ hàng năm vào các thời điểm giao mùa, Chi Cục Thủy Sản Nam Định sẽ tiến hành lấy mẫu xét nghiệm bằng phương pháp Nuôi cấy virus CPE PCR.

Ngoài ra, khi có hiện tượng cá chết hàng loạt, cơ quan này cùng tiến hành lấy mẫu đột xuất để nhanh chóng xác định nguyên nhân, kịp thời có phương án tầm soát dịch bệnh.

Bệnh xuất huyết mùa xuân. Ảnh: Huy Bình.

Bệnh xuất huyết mùa xuân. Ảnh: Huy Bình.

Hiện, trên thế giới bệnh đã và đang được ghi nhận ở các nước có mùa đông lạnh. Bệnh đã xuất hiện trên các loài cá thuộc họ cá chép ở các nước châu Âu, sau đó đến vùng Trung Đông, Nga, Brazil, Mỹ, Canada, Trung Quốc và Việt Nam. Bệnh virus mùa xuân ở cá chép chủ yếu được kiểm soát dựa trên việc tránh tiếp xúc với tác nhân virus gây bệnh kết hợp với thực hành vệ sinh tốt.

Đối với các trang trại nuôi, trại sản xuất giống sử dụng nguồn nước ngầm thay cho việc lấy nước từ hệ thống sông/ngòi cấp thoát nước đặc biệt trong mùa dịch. Ngoài ra trong trang trại thường xuyên áp dụng các biện pháp vệ sinh khử trùng dụng cụ, trang thiết bị, kiểm soát mật độ nuôi đặc biệt giảm mật độ cá thả trong mùa đông và đầu mùa xuân để làm giảm sự lây lan của virus gây bệnh.

Đối với trang trại có khả năng kiểm soát được nhiệt độ nước trên 19°C - 20°C có thể ngăn chặn sự bùng phát bệnh. Mặc dù bệnh được cho rằng không lan truyền theo trục dọc, song các nhà khoa học vẫn khuyến cáo việc khử trùng trứng cá để ngăn chặn tuyệt đối việc lan truyền tác nhân gây bệnh theo đường này. Hiện tại chưa có thuốc điều trị hiệu quả đối với bệnh virus mùa xuân.

Xem thêm
Vùng cao loay hoay quản lý giết mổ gia súc

LÀO CAI Việc kiểm soát giết mổ nhằm đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và môi trường, tuy nhiên, nhiều năm nay, vùng cao Lào Cai vẫn chưa thể thực hiện.

Nông nghiệp sinh thái: Cần thu hẹp khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn

Chuyển đổi nông nghiệp sinh thái là hướng đi tất yếu cho ngành hàng lúa gạo ĐBSCL, song để hiện thực hóa cần chính sách hỗ trợ đủ mạnh cho lực lượng sản xuất nòng cốt.

Xã vùng biên mỗi năm 200 hộ thoát nghèo: Người trẻ nghĩ khác ở Lao Khô

SƠN LA Giữa đại ngàn Tây Bắc, nơi núi rừng Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) tiếp giáp với nước bạn Lào có một bản nhỏ mang tên là Lao Khô.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Phát hiện 2 tàu cá công suất lớn vi phạm 'kép' trên vịnh Bắc Bộ

Hai tàu cá công suất lớn ở Quảng Ngãi vi phạm vùng lộng, nghề kéo đôi tại vịnh Bắc Bộ bị Kiểm ngư Vùng I phát hiện và bàn giao cho địa phương xử lý.

Tăng tốc hoàn thiện dữ liệu phục vụ EUDR, bảo đảm xuất khẩu không gián đoạn

Hệ thống dữ liệu phục vụ cho việc khai báo truy xuất nguồn gốc theo quy định EUDR vẫn cần hoàn thiện để đảm bảo việc xuất khẩu duy trì khi EUDR có hiệu lực.

Bình luận mới nhất