| Hotline: 0983.970.780

Vĩnh Long: Nông dân mạnh dạn đầu tư làm kinh tế vườn

Thứ Tư 06/10/2021 , 09:04 (GMT+7)

Năm 2021, có trên 11.000ha đất ruộng được nông dân Vĩnh Long mạnh dạn đầu tư chi phí để trồng các loại cây ăn trái giá trị cao như bưởi, mít, sầu riêng, cây giống.

Những năm gần đây, thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị trên cùng một đơn vị diện tích sản xuất, nông dân tỉnh Vĩnh Long đã mạnh dạn chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang chuyên canh cây ăn trái.

Nông dân tỉnh Vĩnh Long thuê máy cuốc chuyển đổi đất ruộng lên vườn. Ảnh: Minh Đảm.

Nông dân tỉnh Vĩnh Long thuê máy cuốc chuyển đổi đất ruộng lên vườn. Ảnh: Minh Đảm.

Theo ông Nguyễn Vĩnh Phúc, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Vĩnh Long, ước tính đến nay, tổng diện tích gieo trồng của 3 vụ lúa cả năm ước đạt gần 135.000ha, giảm 7,7% hay giảm trên 11.000 ha so với năm trước.

Diện tích giảm sâu nhất là 2 vụ đông xuân và hè thu. Vụ đông xuân 2020-2021, tỉnh gieo trồng trên 47.400ha (giảm trên 9%). Còn vụ hè thu, tỉnh chỉ xuống giống trên 44.900ha (giảm 8,5%).

Nguyên nhân chính là do nhiều nơi nông dân chuyển đổi mạnh mẽ từ đất trồng lúa sang trồng rau màu và cây lâu năm. Nhiều diện tích đất trồng lúa đã được chuyển sang lên vườn trồng các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao như: mít, sầu riêng, cam sành, bưởi da xanh, cây giống...

Ông Trần Văn Tươi có 3 mảnh ruộng tổng cộng gần 10.000m2, ở ấp Mỹ Điền, xã Mỹ Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. Những năm qua, thấy hiệu quả kinh tế từ cây lúa không cao ông Tươi đã cho người quen thuê ruộng để mua ghe chở thuê. Hai năm gần đây, sẵn có được ít vốn liếng dành dụm từ việc chở thuê ông Tươi đã bàn bạc với gia đình chuyển đổi ruộng lên vườn trồng cây ăn trái.

Việc chuyển đổi vườn được ông Tươi thực hiện lần lượt trên từng mảnh ruộng. Hai năm trước, ông chuyển đổi một mảnh ruộng với diện tích 4,5 công để trồng 150 gốc bưởi long cổ cò. Sau đó 1 năm, ông chuyển tiếp mảnh ruộng 3 công lên trồng 150 gốc bưởi long có xen thêm mít Thái.

Ông Trần Văn Tươi cho biết: “Tôi chọn bưởi long và mít Thái vì nó nhẹ công chăm sóc. Bởi vì mình không có ở nhà chăm sóc thường xuyên. Với lại, tôi trước giờ chưa có kinh nghiệm là vườn nên chọn loại dễ trồng để ăn chắc. Bây giờ làm tới đâu học hỏi kinh nghiệm tới đó.”

Dù chưa có kinh nghiệm làm nhưng nhờ chịu khó học hỏi nên vườn bưởi của ông Tươi rất xanh tốt, ai thấy cũng khen. Dự kiến sang năm, vườn bưởi 4,5 công của gia đình ông Tươi sẽ cho thu hoạch đợt đầu tiên nên gia đình hết sức phấn khởi.

Cách đây 2 tháng, anh Trần Tuấn Đạt, con trai ông Tươi quyết định ở nhà phụ chăm sóc vườn nên ông Tươi quyết định chuyển đổi thêm 2,4 công đất ruộng còn lại để trồng sầu riêng. Nói về quyết định chuyển đổi đất ruộng lên vườn trồng cây ăn trái của gia đình, anh Trần Tuấn Đạt chia sẻ:

“Chi phí lên vườn cũng khá lớn. Mình thuê máy cuốc hết 3,5 triệu/công. Chi phí lắp đặt đường ống để tưới tiết kiệm cũng hết 13 triệu đồng một miếng vườn. Hàng tháng tiền phân bón, thuốc men bỏ vô cũng hết 1 triệu đồng/công. Bây giờ thấy kinh tế vườn cũng phát triển nên mình học cách làm chứ để ruộng không hiệu quả. Hai cha con mình tự làm, tự học không có thuê nhân công nên chi phí cũng không lớn lắm”.

Những năm gần đây, nông dân Vĩnh Long mạnh dạn đầu tư chuyển đổi sang làm kinh tế vườn nâng cao giá trị trên cùng diện tích đất canh tác. Ảnh: Minh Đảm.

Những năm gần đây, nông dân Vĩnh Long mạnh dạn đầu tư chuyển đổi sang làm kinh tế vườn nâng cao giá trị trên cùng diện tích đất canh tác. Ảnh: Minh Đảm.

Tuy nhiên, bà con nông dân cần lưu ý trong chuyển đổi đất ruộng sang đất vườn phải theo hướng dẫn của địa phương. Để tránh việc chuyển đổi tràn lan không theo quy hoạch, ngày 26/4/2021, UBND tỉnh Vĩnh Long đã ban hành quy định về về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với từng hành vi vi phạm quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ.

Theo đó, đối với vi phạm quy định về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa thì tùy từng hành vi vi phạm mà đối tượng vi phạm phải thực hiện các biện pháp khắc phục. Người vi phạm phải lập kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Khôi phục lại các điều kiện để trồng lúa trở lại. Trường hợp chuyển đất trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản thì không sử dụng vượt 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng nuôi trồng thủy sản với độ sâu không quá 120cm so với mặt ruộng.

  • Tags:
Xem thêm
Quảng Ninh khuyến khích nhà đầu tư xây dựng trang trại quy mô lớn

QUẢNG NINH Ngành chăn nuôi Quảng Ninh tiếp tục chuyển dịch theo hướng tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, an toàn dịch bệnh.

Phòng chống dịch tả lợn Châu Phi từ cơ sở giết mổ

GIA LAI Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, ngành chức năng Gia Lai tăng cường phòng chống, đặc biệt là từ cơ sở giết mổ động vật tập trung.

Tìm biện pháp phòng trừ tuyến trùng gây hại cho lúa ở ĐBSCL

An Giang Tuyến trùng sống trong đất và ký sinh vào rễ lúa, gây bướu rễ, thối nâu rễ, làm cây lúa kém phát triển, đẻ nhánh ít, gây hiện tượng lép trắng, giảm năng suất.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Trí thức trẻ Việt góp sức cùng đất nước bước vào kỷ nguyên chuyển đổi số

HÀ NỘI Sáng 19/7, Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI, năm 2025 chính thức khai mạc tại Đại học VinUni.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Đánh thức tiềm năng du lịch sinh thái rừng đặc dụng

Thái Nguyên Vườn quốc gia Ba Bể, Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ và Khu bảo tồn loài – sinh cảnh Nam Xuân Lạc là những viên ngọc giữa đại ngàn đang dần được đánh thức.

Bình luận mới nhất