| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam lần đầu lọt top 4 đối tác xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Thứ Hai 28/04/2025 , 14:56 (GMT+7)

Việt Nam hiện là đối tác cung ứng thủy sản thứ 4 tại Singapore và đang chiếm được thị phần cao nhất đối với nhóm fillet cá và thịt cá ướp lạnh/cấp đông.

Thương vụ Việt Nam tại Singapore dẫn số liệu thống kê của Cơ quan Quản lý doanh nghiệp Singapore cho biết, tổng giá trị nhập khẩu thủy sản của Singapore từ các thị trường trên thế giới 3 tháng đầu năm 2025 đạt gần 283,6 triệu SGD (1 SGD = 0,76 USD), tăng nhẹ 1,1% so với cùng kỳ 2024.

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản của thị trường Singapore tập trung tương đối đồng đều vào 4 nhóm chính, gồm: Cá tươi/ướp lạnh (trừ fillet cá và thịt cá), cá cấp đông (trừ fillet cá và thịt cá, fillet cá và thịt cá ướp lạnh/cấp đông và động vật giáp xác đã hoặc chưa qua chế biến. Trong 3 tháng đầu năm 2025, giá trị nhập khẩu của mỗi nhóm đều vượt 50 triệu SGD (khoảng 17 triệu SGD mỗi tháng).

Việt Nam hiện là đối tác cung ứng thủy sản thứ 4 tại thị trường Singapore. Ảnh: Hồng Thắm.

Việt Nam hiện là đối tác cung ứng thủy sản thứ 4 tại thị trường Singapore. Ảnh: Hồng Thắm.

Ngoài 4 nhóm chính trên, số liệu thống kê ghi nhận, thị trường Singapore cũng có nhu cầu nhập khẩu đối với các nhóm cá sống; cá đã qua chế biến; động vật thân mềm đã/chưa qua chế biến; động vật thủy sinh không xương sống đã/chưa qua chế biến trừ giáp xác/thân mềm.

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Malaysia và Indonesia là hai quốc gia cung ứng thủy sản hàng đầu và thứ hai cho thị trường Singapore với giá trị tương ứng là 37,4 triệu SGD và 32,2 triệu SGD, chiếm lần lượt 13,2% và 11,4% tổng thị phần thủy sản nhập khẩu tại thị trường này.

Đối với thủy sản từ Malaysia và Indonesia, Singapore hiện tập trung nhập khẩu 2 nhóm chính là động vật giáp xác đã/chưa qua chế biến và cá tươi/ướp lạnh (trừ fillet cá và thịt cá).

Na Uy hiện là đối tác cung ứng thủy sản lớn thứ ba cho thị trường Singapore với giá trị đạt 30,4 triệu SGD, chiếm 10,7% thị phần. Khác với thủy sản từ Malaysia và Indonesia, đối với thủy sản từ Na Uy, Singapore hiện tập trung nhập khẩu nhóm cá tươi/ướp lạnh (trừ fillet cá và thịt cá. Đây cũng là nhóm thủy sản nhập khẩu mà sản phẩm từ Na Uy đang duy trì được vị trí thống lĩnh tại thị trường Singapore.

Việt Nam hiện là đối tác cung ứng thủy sản thứ 4 tại thị trường Singapore, đang chiếm được thị phần cao nhất đối với nhóm fillet cá và thịt cá ướp lạnh/cấp đông. Đây là kỳ đầu tiên thủy sản Việt Nam vươn lên top 4 đối tác xuất khẩu thủy sản lớn nhất vào Singapore, sau Malaysia, Indonesia và Na Uy.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tìm kiếm, mở rộng thị trường thay thế cho thị trường Hoa Kỳ bị ảnh hưởng bởi thuế quan, đầu tháng 4/2025, Thương vụ Việt Nam tại Singapore đã có buổi làm việc với lãnh đạo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP).

Theo đó, Thương vụ và VASEP thống nhất sẽ tiếp tục phối hợp cung cấp thông tin địa bàn; kết nối giao thương các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam và Singapore; tăng cường xúc tiến thương mại, tham gia các hội chợ triển lãm thủy sản tại Singapore; tăng sự hiện diện của hàng hóa Việt Nam tại Singapore nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm thêm đối tác, mở rộng thị phần các sản phẩm thủy sản Việt Nam tại địa bàn Singapore trong thời gian tới.

Thương vụ cũng nhận định, trong thời gian tới, quy mô thị trường thủy sản nhập khẩu tại Singapore dự báo duy trì ổn định, Việt Nam sẽ có thể tiếp tục giữ được thị phần tốt đối với nhóm fillet cá và thịt cá ướp lạnh/cấp đông.

Đối với các nhóm khác, đặc biệt là hai nhóm động vật giáp xác đã/chưa qua chế biến và động vật thân mềm đã/chưa qua chế biến, ngoài chịu sự cạnh tranh từ thủy sản xuất xứ Malaysia và Indonesia, thủy sản Việt Nam cũng sẽ phải tiếp tục cạnh tranh với thủy sản từ một số quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.

Thương vụ Việt Nam tại Singapore khuyến cáo, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cần tập trung kiểm soát giữ tốt chất lượng hàng hóa, thường xuyên cập nhật các quy định của sở tại, cải tiến mẫu mã bao bì sản phẩm, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực.

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Cá tra sạch bệnh nhờ thú y ‘bắt mạch’ từ con giống

ĐỒNG THÁP Với chuỗi quy trình thú y nghiêm ngặt và liên kết sản xuất chặt chẽ, Đồng Tháp đảm bảo cá tra sạch bệnh, an toàn thực phẩm từ khâu giống đến xuất khẩu.

Vải chín sớm Phương Nam giảm diện tích nhưng sản lượng tăng

QUẢNG NINH Do ảnh hưởng của bão và dự án đường ven sông nên diện tích trồng vải chín sớm Phương Nam năm nay giảm gần 100 ha. Bù lại, vải đậu quả sai hơn năm trước.

Người nuôi thủy sản chưa yên tâm về chất lượng giống

HẢI DƯƠNG Vùng Đồng bằng sông Hồng có tiềm năng lớn phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, việc không chủ động được nguồn giống chất lượng là rào cản khai thác thế mạnh này.

Sống chung với khô hạn: [Bài 1] Chuyển đổi cây trồng, 'thần tài' gõ cửa

Ninh Thuận là vùng đất thường xuyên thiếu nước tưới trong mùa khô, do vậy chuyển đổi cây trồng từ đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng cạn là việc không thể không làm.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Cách nào ngăn người dân vào rừng bẫy bắt, chăn thả gia súc?

Tỉnh Điện Biên cần phát triển các mô hình sinh kế thay thế, tăng cường theo dõi, giám sát cộng đồng nhằm giảm thiểu xung đột với công tác bảo tồn đa dạng sinh học.