| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam chiếm lĩnh thị trường cá phi lê đông lạnh, cá chế biến Singapore

Thứ Sáu 24/01/2025 , 08:39 (GMT+7)

Việt Nam vượt qua Nhật Bản để đứng ở vị trí thứ 5 trong số những thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất vào Singapore nhờ cá phi lê đông lạnh, cá chế biến.

Việt Nam chiếm lĩnh thị phần cá phi lê đông lạnh và cá chế biến ở Singapore.

Việt Nam chiếm lĩnh thị phần cá phi lê đông lạnh và cá chế biến ở Singapore.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore năm 2024, Malaysia tiếp tục là nước dẫn đầu, tiếp theo là Indonesia ở vị trí thứ 2, Na Uy xếp thứ 3, Trung Quốc xếp thứ 4, và Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản duy trì vị trí thứ 5 trong 12 tháng liên tiếp.

Năm 2024, Singapore đã nhập khẩu thủy sản từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch khoảng 1,17 tỷ SGD, giảm 2,58% so với cùng kỳ năm 2023. Thị phần thủy sản của thị trường Singapore nhìn chung vẫn được chia đều cho các đối tác do mỗi nước đều có những thế mạnh xuất khẩu riêng. Trong đó, 6 quốc gia có thị phần lớn nhất chiếm từ 9-13%, gồm: Malaysia (13%), Indonesia (11%), Na Uy (10%), Trung Quốc (10%), Việt Nam (10%) và Nhật Bản (9%).

Mỗi quốc gia có thế mạnh riêng và chi phối từng phân khúc khác nhau tại thị trường Singapore. Cụ thể, Malaysia có thế mạnh về các mặt hàng cá tươi sống và tôm, cua, thủy sản giáp xác với thị phần ở 2 phân khúc này lần lượt là 32% và 19%. Na Uy và Tây Ban Nha có thế mạnh về sản phẩm cá tươi ướp lạnh và cá đông lạnh. Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thủy sản Singapore bằng các sản phẩm cá phi lê đông lạnh (chiếm 30%) và cá chế biến (chiếm 19%). Trung Quốc có lợi thế đối với các sản phẩm thủy sản thân mềm (chiếm 27% thị phần) và Nhật Bản có lợi thế về các loại thủy sản thủy sinh (chiếm 40% thị phần).

Kim ngạch thủy sản Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Singapore trong năm 2024 tăng 4,99%, đạt gần 113 triệu SGD. Kim ngạch thủy sản Việt Nam nhập khẩu vào Singapore tăng trưởng tốt ở nhóm thủy sản thân mềm (tăng 118%), nhưng sụt giảm mạnh ở 3 nhóm hàng là nhóm cá tươi ướp lạnh (giảm 49%), nhóm cá đông lạnh (giảm 30%), nhóm thủy sản thủy sinh (giảm 32%).

Theo ông Cao Xuân Thắng, Tham tán Thương mại, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Singapore, năm 2024 là dấu mốc lần đầu tiên thủy sản Việt Nam duy trì vị trí số 5 liên tiếp trong cả 12 tháng. Tuy nhiên, để có thể tăng thị phần bền vững, nâng cao thứ hạng cũng như giá trị xuất khẩu thủy sản sang Singapore, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng các mặt hàng thủy sản, mặc dù hiện nay chưa có vụ việc nào liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm được thông báo cho Thương vụ.

Xem thêm
Gần 400 doanh nghiệp lương thực, thực phẩm tìm cơ hội mở rộng thị trường

TP.HCM HCMC FOODEX 2025 quy tụ gần 400 doanh nghiệp trong nước và quốc tế, trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến sâu, gia vị, phụ gia, công nghệ chế biến...

Gian lận bảo hiểm thất nghiệp người lao động sẽ gặp rắc rối lớn

Nhiều lao động cố tình gian lận để hưởng trợ cấp thất nghiệp đang đối mặt nguy cơ bị thu hồi tiền, xử phạt hành chính và mất toàn bộ quyền lợi bảo hiểm.

Agribank ưu đãi tín dụng quy mô 20.000 tỷ đồng lĩnh vực nông, lâm, thủy sản

Agribank đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản quy mô 20.000 tỷ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.