| Hotline: 0983.970.780

Vì sao Kiểm lâm huyện Bá Thước 'bỏ sót' 16 cây gỗ bị phá?

Thứ Tư 04/03/2020 , 15:34 (GMT+7)

Nằm sát quốc lộ 15A, cách Hạt Kiểm lâm huyện Bá Thước (Thanh Hóa) chừng 2km nhưng nhiều cây gỗ lim quý hiếm tại làng Đô, xã Thiết Ống bị chặt trơ gốc.

Theo chỉ dẫn của người dân địa phương, sau khi tấp xe vào lề quốc lộ 15A, đoạn đi qua làng Đô, xã Thiết Ống, chúng tôi chỉ mất khoảng 10 phút leo lên giữa ngọn đồi để tiếp cận hiện trường.

Điểm chặt phá rừng sát quốc lộ 15, chỉ cách Hạt Kiểm lâm Bá Thước 3km. Ảnh: Võ Dũng.

Điểm chặt phá rừng sát quốc lộ 15, chỉ cách Hạt Kiểm lâm Bá Thước 3km. Ảnh: Võ Dũng.

Cảnh tượng hiện ra trước mắt, cành, ngọn ngổn ngang; lá khô còn chưa rụng hết; toàn bộ gỗ đã được mang đi. Hàng chục gốc cây bị những nhát cưa sắc lẹm đốn tận gốc, trơ trọi, ứa nhựa. Gốc nhỏ nhất cũng có đường kính chừng 20cm, gốc lớn đường kính trên 80cm. Xen kẽ những gốc được lực lượng kiểm lâm đánh dấu là những gốc cây không được đánh dấu kiểm đếm.

Cành, lá ngổn ngang tại hiện trường. Ảnh: Võ Dũng.

Cành, lá ngổn ngang tại hiện trường. Ảnh: Võ Dũng.

Theo quan sát, trong một khoảnh rừng chừng 0,5 ha, có 34 cây gỗ bị đốn tận gốc. Đa phần cành lá đã khô, chuyển màu nhưng vẫn có thể nhận ra trong số ấy có không ít gỗ lim xanh, là cây đặc hữu vùng rừng núi xứ Thanh.

Theo thông tin từ UBND xã Thiết Ống, sự việc được phát hiện vào ngày 7/2/2020. Thời điểm đó, sau khi có nguồn tin của người dân về việc có đối tượng chặt hạ, khai thác gỗ trái phép tại làng Đô, Đội Kiểm lâm cơ động & Phòng cháy chữa cháy rừng số 2 (Kiểm lâm Cơ động số 2) đã phối hợp với Hạt Kiểm lâm Bá Thước, UBND xã Thiết Ống kiểm tra, xác minh.

Một gốc cây có đường kính hơn 80cm chúng tôi đo tại hiện trường. Ảnh: Võ Dũng.

Một gốc cây có đường kính hơn 80cm chúng tôi đo tại hiện trường. Ảnh: Võ Dũng.

Tuy nhiên, đoàn kiểm tra xác minh phát hiện, tại lô 35 khoảnh 3 tiểu khu 304 chỉ có 11 cây gỗ lim và 7 cây gỗ thuộc nhóm 6 bị chặt hạ, đường kính gốc trung bình từ 20-50cm. Thời điểm kiểm đếm gỗ đang nằm nguyên tại cội với 19 khúc gỗ tròn, tổng khối lượng 1,696m3, trong đó có có 1,256m3 gỗ lim. Người khai thác là chủ rừng - ông Bùi Thanh Tùng, có địa chỉ tại xã làng Đô, xã Thiết Ống.

Kiểm lâm huyện Bá Thước đã lập biên bản kiểm tra lâm sản, biên bản vi phạm hành chính và ban hành quyết định xử phạt ông Tùng vi phạm quy định về quản lý hồ sơ lâm sản trong vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến lâm sản số tiền 750.000 đồng theo Điểm b, Khoản 1, Điều 24, Nghị Định 35/2019/NĐ-CP.

Có những gốc cây chưa được lực lượng chức năng đánh dấu. Ảnh: Võ Dũng.

Có những gốc cây chưa được lực lượng chức năng đánh dấu. Ảnh: Võ Dũng.

Hạt Kiểm lâm Bá Thước cũng báo cáo sự việc với Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa và UBND huyện Bá Thước về kết quả kiểm tra việc chặt phá rừng tại làng Đô nhưng không hiểu vì lý do gì lại “bỏ sót” 16 cây gỗ lim và các loại gỗ khác.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.