| Hotline: 0983.970.780

Ứng dụng công nghệ thay thế sức người, nông dân nhàn tênh

Thứ Hai 29/01/2024 , 17:39 (GMT+7)

NGHỆ AN Công nghệ tiên tiến của Đại Thành giúp nhà nông tiết kiệm sức lực lại nâng cao hiệu quả kinh tế trên đồng ruộng, đây là hướng đi phù hợp trong xu thế mới.

Đưa công nghệ tiên tiến vào ứng dụng trên ruộng đồng là xu thế của nền nông nghiệp 4.0. Ảnh: Việt Khánh.

Đưa công nghệ tiên tiến vào ứng dụng trên ruộng đồng là xu thế của nền nông nghiệp 4.0. Ảnh: Việt Khánh.

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Yên Thành (Nghệ An) phối hợp với Công ty Cổ phần Đại Thành vừa tổ chức trình diễn, giới thiệu công nghệ máy bay nông nghiệp, thiết bị đường dẫn NX510 có ứng dụng công nghệ không người lái trên máy cấy tại xã Văn Thành (huyện Yê Thành).

Mô hình được triển khai trên diện tích 1ha tại khu vực xóm Thạch Sơn, xã Văn Thành. Tại đây, Công ty Cổ phần Đại Thành đã cung cấp thông tin chi tiết về tính ưu việt của các sản phẩm, qua đó giúp nhà nông có cái nhìn trực quan nhất về xu thế nông nghiệp 4.0.

Trong buổi trình diễn, bà con nông dân được tận mắt chứng kiến hoạt động thực tế của các sản phẩm máy bay nông nghiệp Globalcheck, thể hiện qua khả năng rải phân bón của máy bay, máy cấy không người lái.

Riêng thiết bị dẫn đường tự động NX510 được đánh giá là công nghệ tiên tiến bậc nhất trong lĩnh vực máy nông nghiệp không người lái trên thị trường hiện nay.

Đại biểu tham gia chương trình tâm đắc với các sản phẩm tiên tiến của Đại Thành. Ảnh: Việt Khánh.

Đại biểu tham gia chương trình tâm đắc với các sản phẩm tiên tiến của Đại Thành. Ảnh: Việt Khánh.

Nhờ khả năng tự động điều hướng và dẫn đường chính xác, thiết bị NX510 giúp nâng cao độ chính xác của máy cày, máy cấy, máy kéo, máy gặt, máy xới đất…, gián tiếp giúp bà con nông dân tiết kiệm thời gian và công sức, đồng thời tăng cường độ, hiệu suất làm việc trên đồng ruộng, hiệu quả kinh tế được cải thiện rõ rệt.

Ông Nguyễn Trọng Hương, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Yên Thành đánh giá: “Hình thức cấy bằng máy đã được một số hợp tác xã trên địa bàn huyện áp dụng từ lâu, khác biệt nằm ở chỗ máy cấy được tích hợp thiết bị không người lái.

Mô hình được cơ giới hoá đồng bộ từ khâu làm đất, cấy, bón phân, phun thuốc trừ sâu cho đến lúc thu hoạch. Trong quá trình sản xuất, bà con nông dân không phải vất vả, hao tổn sức lao động như trước nữa”.

Mô hình áp dụng đồng bộ cơ giới hóa vào sản xuất. Ảnh: Việt Khánh.

Mô hình áp dụng đồng bộ cơ giới hóa vào sản xuất. Ảnh: Việt Khánh.

Các hộ tham gia mô hình được Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Yên Thành hỗ trợ 50% giống, vật tư, phân bón. Đồng thời được Công ty Cổ phận Đại Thành hỗ trợ thiết bị bay không người lái, thời gian triển khai mô hình từ tháng 12/2023 - 5/2024. Từ hiệu quả thực tế của mô hình, sẽ từng bước mở rộng quy mô, tiến tới xây dựng dựng cánh đồng lớn, áp dụng đồng bộ cơ giới hóa, sản xuất theo hướng hữu cơ.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.