| Hotline: 0983.970.780

Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long

Tuyên truyền, quản lý, tiêm vacxin là giải pháp hiệu quả nhất trong phòng bệnh dại

Thứ Hai 25/03/2024 , 13:51 (GMT+7)

Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long nhấn mạnh, trong công tác phòng, chống bệnh dại, quan trọng nhất là tuyên truyền, quản lý và tiêm phòng vacxin cho đàn chó, mèo.

Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long thăm gia đình có người thân bị tử vong do chó dại cắn. Ảnh: Tuấn Anh.

Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long thăm gia đình có người thân bị tử vong do chó dại cắn. Ảnh: Tuấn Anh.

Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2024, bệnh dại có xu hướng gia tăng với 27 người tử vong, trên 100.000 người phải điều trị dự phòng bệnh, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023.

Trước tình hình số người tử vong và người phải điều trị dự phòng bệnh dại tăng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại.

Báo Nông Nghiệp Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) về công tác phòng, chống bệnh dại thực tế tại các địa phương trong thời gian qua.

Trong quá trình kiểm tra thực tế tại một số tỉnh, nhất là Tây Nguyên, ông đánh giá như thế nào về công tác điều hành, tổ chức triển khai phòng, chống bệnh dại mà các địa phương đang thực hiện?

Qua kiểm tra thực tế phòng, chống bệnh dại tại một số tỉnh tôi nhận thấy, việc phòng, chống bệnh dại diễn ra chậm, chưa tổ chức triển khai đúng, đủ quy định về các văn bản chỉ đạo.

Về cơ bản, các tỉnh, huyện đều có văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN-PTNT nhưng quan trọng nhất là cần phải tổ chức triển khai thực hiện. Đặc biệt, phải do UBND cấp xã, thôn, làng thực hiện.

Chính vì vậy, các địa phương cần kiểm tra, đôn đốc, thậm chí xử lý trách nhiệm cấp xã không thực hiện hoặc chậm triển khai 3 việc quan trọng nhất là thông tin tuyên truyền, quản lý đàn chó và tiêm phòng vacxin dại cho đàn chó.

Mặt khác, kế hoạch phòng, chống bệnh dại của các địa phương từ cấp tỉnh xuống huyện chưa đúng thời điểm, rất chậm. Hiện dịch bệnh đang rất nghiêm trọng nhưng nhiều địa phương, nhất là cấp huyện chưa phê duyệt kế hoạch, bố trí kinh phí. Một số địa phương khác chỉ bố trí kinh phí tiêm khoảng 50% tổng đàn chó, như vậy là không đúng quy định, chưa đạt yêu cầu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN-PTNT.

Thậm chí, trong quá trình kiểm tra thực tế, tôi thấy nhiều huyện không có kế hoạch hoặc ban hành kế hoạch ở các thời điểm khác nhau nên chưa thống nhất trong triển khai thực hiện phòng, chống bệnh dại. Tôi đề nghị các tỉnh cần giao Sở NN-PTNT, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tham mưu để ban hành, tổ chức triển khai đồng bộ trên phạm vi toàn tỉnh, nhất là việc mua và tiêm vacxin cho đàn chó cùng một thời điểm.

Bên cạnh đó, việc thông tin, tuyên truyền ở các địa phương gần như chưa có hoặc chưa thường xuyên, liên tục và sát thực tế. Chính vì vậy, cần thông tin, tuyên truyền thông qua thôn xóm, chi bộ, hội phụ nữ, đoàn thanh niên..., ngôn ngữ cũng cần phù hợp với người đồng bào dân tộc thiểu số.

Bệnh dại đang có xu hướng gia tăng trong thời gian qua. Ảnh: Tuấn Anh.

Bệnh dại đang có xu hướng gia tăng trong thời gian qua. Ảnh: Tuấn Anh.

Trong công tác phòng, chống bệnh dại, việc quản lý đàn chó được xem là then chốt. Vậy các địa phương đã thực hiện việc quản lý đàn chó nuôi và tiêm phòng vacxin như thế nào, thưa ông?

Thực tế, hiện nay phần lớn các địa phương không quản lý được đàn chó, dẫn đến thống kê không chính xác số lượng đàn chó. Đây là nội dung rất quan trọng, cần tuyên truyền, hướng dẫn, nhắc nhở chủ nuôi chó, nếu không thực hiện nghiêm việc kê khai, nuôi nhốt chó thì phải xử lý nghiêm. Các xã, thôn phải quản lý và xử lý các trường hợp cố tình vi phạm.

Bên cạnh đó, tỉ lệ tiêm phòng vacxin bệnh dại ở các địa phương cũng rất thấp. Nguyên nhân do không có kế hoạch, chậm hoặc chưa sát thực tế. Thậm chí, nhiều xã có tỉ lệ tiêm vacxin trên đàn chó chỉ được vài %. 

Chính vì vậy, tôi cho rằng các tỉnh cần tham mưu để tổ chức mua, cấp vacxin dại và tổ chức tiêm cho đàn chó. 

Mặt khác, các địa phương cũng không điều tra, lấy mẫu xét nghiệm mặc dù 2 - 3 năm qua, Cục Thú y hỗ trợ xét nghiệm trên phạm vi toàn quốc. Nhiều nơi như Gia Lai, Lạng Sơn... lấy mẫu cho kết quả dương tính tỷ lệ rất cao.

Trong quá trình kiểm tra thực tế tôi cũng nhận thấy, các địa phương không xử lý trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm người đứng đầu khi chủ quan, thiếu quan tâm chỉ đạo, chậm hoặc chưa bố trí kinh phí tiêm phòng vacxin. Xử lý chủ nuôi chó nhưng không nhốt, không tiêm vacxin cho đàn chó.

Việc thực hiện công tác phòng, chống bệnh dại có phải do hệ thống thú y và y tế dự phòng cấp cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu, thưa ông?

Chúng ta cần phải khẳng định rằng, hiện nay hệ thống thú y ở các địa phương rất yếu, thậm chí không có thú y cấp xã. Trong khi, ngay cả Phòng NN-PTNT và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp cấp huyện cũng lơ mơ, không nắm rõ, dẫn đến thiếu trách nhiệm trong tham mưu chỉ đạo, đôn đốc, giám sát tổ chức thực hiện.

Mặc dù, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo có nội dung bố trí kinh phí để tổ chức tiêm vacxin nhưng kế hoạch của địa phương không có, hoặc có nhưng tiêm vacxin cho đàn chó rất thấp. Trong khi cán bộ thú y đi bắt chó, tiêm vacxin rất vất vả, nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng.

Tôi đề nghị các địa phương cần khẩn trương kiện toàn và tăng cường năng lực hệ thống thú y các cấp theo quy định của Luật Thú y, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban bí thư, Quốc hội và Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp giai đoạn 2021 - 2030 để bảo đảm các nguồn lực tổ chức triển khai hiệu quả nhiệm vụ phòng, chống bệnh dại.

Đối với hệ thống y tế dự phòng, tôi thấy họ cũng không nắm rõ, đầy đủ số lượng người bị chó cắn và điều trị dự phòng. Có khi cả tỉnh không có cơ sở điều trị dự phòng của nhà nước, hoàn toàn phụ thuộc vào điều trị tư nhân.

Hiện nay, sự phối giữa cán bộ thú y và y tế dự phòng còn rất lỏng lẻo, ít chia sẻ thông tin dẫn đến công tác phòng, chống bệnh dại gặp nhiều khó khăn.

Để công tác quản lý phòng, chống bệnh dại đạt hiệu quả trong thời gian tới, các địa phương cần phải làm gì, thưa ông?

Với những bất cập, tồn tại như trên, tôi đề nghị các địa phương cần chỉ đạo, yêu cầu từng cấp cùng với người dân thực hiện nghiêm các quy định, khắc phục những hạn chế, nhất là trong 3 lĩnh vực quan trọng, gồm thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm người nuôi chó, quản lý đàn chó và tiêm phòng vacxin dại cho đàn chó.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.