| Hotline: 0983.970.780

TT-Huế: Không cấp giấy phép khai thác nếu thiếu thiết bị giám sát hành trình

Thứ Bảy 09/05/2020 , 09:18 (GMT+7)

Mặc dù đến nay chưa có trường hợp nào vi phạm về đánh bắt, tỉnh Thừa Thiên- Huế tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp mạnh để tránh ”thẻ Vàng”.

Tỉnh Thừa Thiên- Huế hiện có hơn 2.000 tàu cá, trong đó tàu chuyên hoạt động đánh bắt xa bờ hơn 400 chiếc, với khoảng 200 tàu có công suất từ 400CV trở lên. Cho đến nay, chưa có tình trạng tàu cá địa phương xâm phạm vùng biển, khai thác thủy sản trái phép.

Ngư dân tỉnh Thừa Thiên- Huế đang chuẩn bị cho chuyến đánh bắt thủy sản trên biển . Ảnh: Tiến Thành.

Ngư dân tỉnh Thừa Thiên- Huế đang chuẩn bị cho chuyến đánh bắt thủy sản trên biển . Ảnh: Tiến Thành.

Để tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp ngăn chặn, xử lý khai thác trái phép, Chi cục Thủy sản Thừa Thiên- Huế đã đầu tư nâng cấp trạm bờ trên cơ sở hiện có thông qua hệ thống máy VX-1700 sử dụng sóng mặt đất băng tần HF có tích hợp định vị vệ tinh để kết nối thông tin; máy đài tàu cũng được chủ tàu nâng cấp đồng bộ để thực hiện gửi nhận tin nhắn 2 giờ/lần tự động nhằm phục vụ giám sát vị trí tàu cá hoạt động trên biển. Theo đó, giám sát tự động là 321 chiếc tàu trên 15 trạm bờ.

Cùng với đó, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan liên quan, đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, tập huấn, phổ biến về khai thác IUU bằng nhiều hình thức như: Tổ chức phổ biến về chống khai thác IUU qua các hình thức lồng ghép phổ biến luật Thủy sản năm 2017; xây dựng, lắp đặt các Panno hướng dẫn về chống khai thác IUU tại các cảng cá, Trạm biên phòng, khu neo đậu trọng điểm.

Triển khai cấp Giấy chứng nhận vệ sinh ATTP theo Luật Thủy sản và đánh dấu nhận biết tàu cá. Tỉnh Thừa Thiên- Huế đã có hơn 310 chiếc tàu cá xa bờ đã thực hiện cấp Giấy chứng nhận vệ sinh ATTP và 80% tàu cá đã đánh dấu nhận biết vùng hoạt động.

Tỉnh Thừa Thiên- Huế chưa có tình trạng tàu cá xâm phạm vùng biển, khai thác thủy sản trái phép. Ảnh: Tiến Thành.

Tỉnh Thừa Thiên- Huế chưa có tình trạng tàu cá xâm phạm vùng biển, khai thác thủy sản trái phép. Ảnh: Tiến Thành.

“Với hơn 20 năm gắn bó nghề đánh bắt xa bờ, nhưng việc xác định khu vực đánh bắt cũng rất khó khăn. Nhờ sự tuyên truyền cơ quan chức năng địa phương cùng với việc được lắp đặt vệ tinh giám sát hành trình đã giúp tôi nhận  biết được vùng nào cấm và được phép được phép đánh bắt cá”, ngư dân Nguyễn Văn Hòa, trú tại thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang chia sẻ.

Theo Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Thừa Thiên- Huế Nguyễn Quang Vinh Bình, cùng với việc thường xuyên tuần tra, kiểm soát trên biển, lực lượng Chi cục đã thành lập đoàn liên ngành thực hiện 15 đợt kiểm tra tàu cá tại cảng cá Thuận An (huyện Phú Vang). Cùng đó, Chi cục cũng đã thành lập Văn phòng Đại diện kiểm soát nghề cá tỉnh, đặt tại cảng cá Thuận An.

Tàu cá không có thiết bị VMS theo quy định, sẽ không được cấp Giấy phép khai thác thủy sản. Ảnh: Tiến Thành.

Tàu cá không có thiết bị VMS theo quy định, sẽ không được cấp Giấy phép khai thác thủy sản. Ảnh: Tiến Thành.

 “Để thực thi quy định về giám sát hành trình tàu cá theo Luật Thủy sản mới và Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ; Chi cục Thủy sản và các chủ tàu đang triển khai lắp đặt 140 thiết bị giám sát hành trình tàu cá qua hệ thống vệ tinh (gọi tắt là thiết bị VMS). Những tàu nào có trang bị VMS theo quy định, mới được cấp Giấy phép khai thác thủy sản đến tháng 5/2024 trong hạn ngạch. Dữ liệu tàu cá được cấp, gia hạn giấy phép khai thác thủy sản sẽ cập nhật thường xuyên trên hệ thống cơ sở dữ liệu VN Fishbase của Tổng cục Thủy sản”, ông Bình cho hay.

Để thực hiện hiệu quả về chống khai thác IUU, Sở NN-PTNT tỉnh Thừa Thiên- Huế cũng đã giao trách nhiệm Ban Quản lý Cảng cá tỉnh tổ chức xác nhận nguồn gốc hàng hóa thủy sản khai thác theo trình tự hướng dẫn. Theo đó, đã thực hiện giám sát hơn 14.000 lượt tàu cá cập cảng, cấp phát 723 lượt mẫu nhật ký báo cáo khai thác/nhật ký thu mua thủy sản và đồng thời thu vào 1.921 lượt nhật ký báo cáo khai thác/nhật ký thu mua.

Thực hiện Chỉ thị số 45/CT-TTg và Quyết định số 78/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống khai thác hải sản IUU, tỉnh Thừa Thiên- Huế đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành, đồng thời giao các Sở NN-PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông cùng UBND các huyện, thị xã ven biển tùy theo chức năng của đơn vị để xây dựng, lập kế hoạch hoạt động cụ thể và triển khai thực hiện.

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

Báo động nguy cơ dịch bệnh do người dân vứt xác lợn ra môi trường

QUẢNG TRỊ Nhiều người dân tại các địa phương phía bắc tỉnh Quảng Trị vứt xác lợn chết vì dịch bệnh ra đồng.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất