| Hotline: 0983.970.780

Trường đại học đầu tiên mở ngành thú cưng

Thứ Năm 20/04/2023 , 08:51 (GMT+7)

Thú cưng ngày nay với nhiều người chúng như một thành viên trong gia đình, cũng từ đó các dịch vụ bệnh viện, spa thú cưng ra đời đáp ứng nhu cầu.

Nhu cầu ngành chăm sóc thú cưng tại thị trường Việt Nam đang dần mở rộng, gia tăng. Ảnh: Toán Nguyễn.

Nhu cầu ngành chăm sóc thú cưng tại thị trường Việt Nam đang dần mở rộng, gia tăng. Ảnh: Toán Nguyễn.

Chương trình đào tạo đầu tiên

Những năm gần đây, thị trường nuôi thú cưng (chủ yếu chó, mèo cảnh, chim cảnh) tại Việt Nam có xu hướng gia tăng, đặc biệt tại các khu vực tỉnh, thành phố phát triển.

Theo số liệu thống kê của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, tính đến năm 2022 cả nước có 8 triệu chó cảnh và 2 triệu mèo cảnh. Doanh số ngành chăm sóc thú cưng tại Việt Nam chiếm 13% (tương đương 500 triệu đô la) tại khu vực Đông Nam Á.

Khi ngành chăm sóc thú cưng ngày phát triển, mở rộng nhu cầu về nguồn nhân lực bác sĩ thú y, thú cưng, người có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực này trở nên khan hiếm.

Số liệu khảo sát năm 2022, nhu cầu nhân lực bác sĩ thú ý chuyên ngành thú cưng giai đoạn 2022 - 2027 chủ yếu thuộc 2 nhóm đối tượng. Trong đó, phòng khám và bệnh viện thú ý (54%), các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi, thú ý (44%), số còn lại (7%) là các cơ quan nhà nước.

Từ đó, Khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã xây dựng chương trình đào tạo theo hướng người học sau khi tốt nghiệp có thể thực hiện kỹ năng chuẩn đoán, phòng và trị bệnh cho vật nuôi hoặc tự thực hiện các mô hình kinh doanh lĩnh vực chuyên sâu về thú cưng.

Đến năm 2023, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên là đơn vị tiên phong mở ngành đào tạo bác sĩ thú y chuyên ngành thú cưng (hệ chính quy). Đây là ngành học xuất hiện lần đầu tiên tại các cơ sở đào tạo về lĩnh vực chăn nuôi và thú y tại Việt Nam.

Theo đó, thời gian đào tạo của chương trình là hơn 4 năm, với hình thức học tín chỉ. Phạm vi tuyển sinh trên toàn quốc, đối tượng là những thí sinh tốt nghiệp THPT, dựa vào điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023, đạt điểm đảm bảo chất lượng đầu vào được Nhà trường xác định và công bố theo quy định.

Bà Phan Thị Hồng Phúc - Trưởng khoa Chăn nuôi thú y đang khám bệnh cho mèo tại bệnh xá thú y cộng đồng. Ảnh: Toán Nguyễn.

Bà Phan Thị Hồng Phúc - Trưởng khoa Chăn nuôi thú y đang khám bệnh cho mèo tại bệnh xá thú y cộng đồng. Ảnh: Toán Nguyễn.

Tạo cơ hội việc làm

Trao đổi với phóng viên Báo Nông Nghiệp Việt Nam, bà Phan Thị Hồng Phúc, Trưởng Khoa Chăn nuôi, Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cho biết, việc mở chuyên ngành thú cưng xuất phát từ năng lực đào tạo, nhu cầu xã hội cũng như sứ mệnh, mục tiêu và định hướng phát triển của Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Chương trình đào tạo về thú cưng sẽ góp phần thúc đẩy chiến lược phát triển của Nhà trường trong tương lai, phấn đấu đến năm 2030, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên trở thành một trong những đại học hàng đầu ở Việt Nam.

"Với năng lực đào tạo, chúng tôi có đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, trình độ tiến sĩ trên 60%. Các học phần do giảng viên Nhà trường và một số chuyên gia hàng đầu tại Việt Nam và quốc tế giảng dạy. Từ đó giúp học viên có kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập trong lĩnh vực này", bà Phúc chia sẻ.

Cũng theo bà Phúc, những học viên sau khi tốt nghiệp có nhiều cơ hội việc làm tại các phòng khám, bệnh viện thú ý, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thú y, thú cưng, các cơ quan hành chính sự nghiệp cấp xã, phường trở lên cũng như các cơ sở giáo dục, đào tạo như cao đẳng, đại học có liên quan đến chuyên ngành.

Việc mở chuyên ngành thú cưng được đánh giá là phù hợp với chiến lược phát triển của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên khi đào tạo đa ngành. Đây cũng là ngành học có ứng dụng thực tiễn cao, tạo ra nguồn nhân lực, việc làm cho người lao động, đáp ứng nhu cầu xã hội, thị trường trong tương lai.

Xem thêm
Hỗ trợ người dân chuyển đổi sang chăn nuôi quy mô trang trại

ĐỒNG THÁP Đó là một trong nhiều nhiệm vụ quan trọng của ngành Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đồng Tháp đề ra đến cuối năm 2025.

Khánh Hòa tạo cú hích cho du lịch nông nghiệp

Khánh Hòa đang hoàn thiện Đề án phát triển du lịch sinh thái giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Thấp thỏm xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng dù tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lo ngại suy giảm nửa cuối năm do áp lực thuế quan từ Hoa Kỳ.

Phát triển ngành dược liệu An Giang theo hướng 'đất lành, thuốc quý, sinh kế xanh'

An Giang đang phát triển ngành dược liệu theo hướng bền vững, kết hợp bảo tồn, tạo sinh kế xanh và xây dựng chuỗi giá trị gắn du lịch với y học cổ truyền.

Bình luận mới nhất