| Hotline: 0983.970.780

Trồng rừng gỗ lớn không rủi ro như nhiều người nghĩ

Thứ Năm 24/11/2022 , 08:58 (GMT+7)

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho rằng, trồng rừng gỗ lớn không những cho hiệu quả kinh tế cao mà còn giảm thiểu rủi ro.

Empty

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho rằng, trồng rừng gỗ lớn không rủi ro như nhiều người nghĩ. Ảnh: Võ Dũng.

Trong chuyến công tác mới đây tại tỉnh Quảng Trị, ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã đi thăm mô hình trồng rừng gỗ lớn tại Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp Thủy Đông, xã Cam Thủy (Cam Lộ).

Ông Thanh cho rằng, trồng rừng gỗ lớn mang lại lợi ích kép, vừa tăng hiệu quả kinh tế vừa góp phần bảo vệ môi trường. Người dân vẫn cho rằng, trồng rừng gỗ lớn dễ gặp rủi ro do các vấn đề về thiên tai. Tuy nhiên, theo ông Thanh, chính việc trồng rừng gỗ lớn mới giúp người trồng rừng giảm thiểu tần suất rủi ro.

Ông Nguyễn Văn Lục, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Thủy Đông cho biết, HTX hiện có 55 ha rừng trồng, chủ yếu là keo nguyên liệu. Thông thường, người trồng keo ở đây trồng đến năm thứ 5 sẽ thu hoạch và quay lại trồng mới. Với chu kỳ trồng và thu hoạch như trên, bình quân mỗi ha keo cho nguồn thu từ 80-120 triệu đồng/ha/5 năm.

Từ năm 2014 đến nay, thông qua công tác tuyên truyền và nhờ được chuyển giao kỹ thuật từ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị, nhiều hộ xã viên HTX Thủy Đông đã chuyển sang trồng rừng gỗ lớn để phục vụ vùng nguyên liệu chế biến và xuất khẩu. Các HTX trên địa bàn tỉnh cũng đã chủ động liên doanh liên kết với nhà máy chế biến gỗ để giúp nông dân tăng hiệu quả kinh tế từ nghề trồng rừng.

“Sau 8 năm trồng rừng gỗ lớn, theo ước tính của các hộ dân, nếu khai thác từ năm thứ 9 đến năm thứ 11 thì mỗi ha rừng gỗ lớn cho lợi nhuận trên 200 triệu đồng. Hiệu quả từ rừng gỗ lớn so với rừng trồng gỗ dăm cao hơn rất nhiều lần, nhất là khi có mối liên doanh liên kết với các nhà máy chế biến gỗ đóng trên địa bàn”, ông Lục cho hay.

Quảng Trị hiện có gần 96 nghìn ha rừng trồng, chủ yếu là keo, sản lượng gỗ hàng năm đạt 900 nghìn đến 1 triệu m3. Trong đó có gần 18 nghìn ha keo hiện đã được cấp chứng chỉ FSC. Toàn tỉnh hiện có 6/24 HTX tham gia vào việc cấp chứng chỉ FSC với tổng diện tích 4,5 nghìn ha.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện có 48 nhà máy chế biến lâm sản với công suất trên 1,3 triệu tấn nguyên liệu/năm và 126 cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản được cấp phép hoạt động chủ yếu sản xuất ván ghép thanh, đồ gỗ nội thất, đồ mộc dân dụng.

Quảng Trị phấn đấu trở thành trung tâm cung cấp gỗ nguyên liệu và chế biến gỗ từ rừng trồng ở khu vực Bắc miền Trung. Để hiện thực hóa mục tiêu này, việc phát triển rừng gỗ lớn, rừng có chứng chỉ FSC trở thành yếu tố cấp thiết đối với ngành lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị.

Quảng Trị cũng vừa được Bộ NN-PTNT phê duyệt thực hiện dự án xây dựng mô hình vườn ươm sản xuất cây giống lâm nghiệp phục vụ vùng nguyên liệu.

Empty

Trồng rừng gỗ lớn mang lại lợi ích kép. Ảnh: Võ Dũng.

Để thực hiện dự án này, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã chuyển giao kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn và chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn bằng phương pháp dâm hom cho nhiều hộ dân. Dự kiến, trong năm 2022, Quảng Trị tập trung xây dựng dự án vườn ươm cải tiến với quy mô 120 nghìn cây giống/năm.

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho rằng, Quảng Trị là vùng đất còn nhiều dư địa cho việc phát triển vùng sản xuất gỗ lớn. Hiện nay, ngoài việc giúp bà con nông dân xây dựng vùng nguyên liệu, Bộ NN-PTNT đã hỗ trợ để các doanh nghiệp lắp đặt những nhà máy chế biến tại địa phương này. Đây sẽ là cơ hội để ngành trồng rừng và chế biến gỗ tại Quảng Trị bứt phá trong thời gian tới.

"Trồng rừng gỗ lớn không rủi ro như nhiều người vẫn nghĩ. Với chu kỳ 9-11 năm thu hoạch, trồng rừng gỗ lớn chỉ cần trồng và chăm sóc 1 lần. Trong khi đó, cùng thời gian trên, với 2 chu kỳ trồng rừng gỗ nhỏ, nông dân phải đầu tư gấp 2 lần. Tần suất rủi ro của gỗ nhỏ đương nhiên nhiều hơn, nhất là phải trải qua 2 giai đoạn cây còn nhỏ. Đặc biệt, khi chúng ta liên kết được giữa người sản xuất với những nhà máy chế biến thì giá trị trồng rừng sẽ gia tăng", ông Thanh nêu quan điểm.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Chứng nhận MarinTrust: Cánh cửa giúp bột cá Việt vượt rào cản IUU

TP.HCM Sáng 24/7, Chi hội Bột cá, dầu cá Bà Rịa - Vũng Tàu và Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam tổ chức tập huấn chứng nhận MarinTrust và thực hành IUU.

Bình luận mới nhất