| Hotline: 0983.970.780

Trồng lúa sinh thái 'hái' thêm tiền: [Bài 3] Giảm chi phí để tăng lợi nhuận

Thứ Bảy 24/08/2024 , 15:06 (GMT+7)

An Giang Mô hình được triển khai 15ha vụ thu đông 2024, tại xã Hiệp Xương, áp dụng máy gieo sạ hiệu ứng hàng biên kết hợp vùi phân và lượng giống gieo sạ 80kg/ha.

Nhờ ứng dụng máy sạ hàng, lượng giống sử dụng trong mô hình chỉ 80kg/ha. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhờ ứng dụng máy sạ hàng, lượng giống sử dụng trong mô hình chỉ 80kg/ha. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Xã Hiệp Xương, huyện Phú Tân vừa phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang triển khai mô hình trình diễn vận hành, đánh giá hiệu quả sử dụng máy sạ hàng kết hợp vùi phân tham gia Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL".

Mô hình được triển khai 15ha vụ thu đông 2024, sử dụng giống OM5451 với lượng giống gieo sạ 80kg/ha, khoảng cách hàng là 40x10cm.

Mô hình trình này còn áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất lúa phát thải thấp theo hướng dẫn của Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), tương tự mô hình thực hiện tại HTX Thuận Tiến (xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ).

Theo TS Nguyễn Văn Hiếu, chuyên gia Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI), qua sơ kết thu hoạch tại TP. Cần Thơ cho thấy, lượng giống giảm 50%, lượng phân bón giảm 30%, giảm số lần phun và lượng thuốc bảo vệ thực vật (do sạ thưa giúp bộ rễ phát triển tốt, cây ít bệnh). Trong khi đó, năng suất đạt 6,4 tấn/ha, tăng 7% so với vùng xung quanh, lợi nhuận tăng lên. Bên cạnh đó trong mô hình giảm từ 2-6 tấn khí CO2/ha so với ruộng ngoài mô hình.

Ngành nông nghiệp An Giang chọn xã Hiệp Xương, huyện Phú Tân để trình diễn mô hình chính thức đầu tiên của tỉnh trong việc triển khai kế hoạch 1 triệu hecta lúa chất lượng cao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngành nông nghiệp An Giang chọn xã Hiệp Xương, huyện Phú Tân để trình diễn mô hình chính thức đầu tiên của tỉnh trong việc triển khai kế hoạch 1 triệu hecta lúa chất lượng cao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Trần Thanh Hiệp, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang cho biết, trong kế hoạch đến năm 2025, tỉnh sẽ phát triển bền vững hơn 44.000ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phấn đấu đạt 152.198ha vào năm 2030. Đối với huyện Phú Tân đã đăng ký 12.348 nghìn ha đến năm 2030 và là địa phương có diện tích lớn thứ 5 trong tổng số 11 huyện, thị tham gia vào kế hoạch của tỉnh.

Để mô hình đạt kết quả tốt nhất, ông Trần Thanh Hiệp cho rằng, Huyện Tân Phú cần thường xuyên thông tin, trao đổi với Sở NN-PTNT để cùng tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sự thành công của kế hoạch, góp phần hình thành và phát triển bền vững vùng chuyên canh lúa gắn với tăng trưởng xanh nhằm nâng cao thu nhập của người trồng lúa.

Mô hình trồng lúa giảm phát thải giúp giảm lượng giống gieo sạ 50%, lượng phân bón giảm 30%. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mô hình trồng lúa giảm phát thải giúp giảm lượng giống gieo sạ 50%, lượng phân bón giảm 30%. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bên cạnh đó, tập trung nguồn lực để thúc đẩy hình thành và phát triển ổn định các HTX, đây là thành phần then chốt, đóng góp quan trọng vào chuỗi liên kết và là hướng đi đúng đắn cho ngành hàng lúa gạo trong thời gian tới.

Huyện Tân Phú cũng nên chủ động phân công các bộ phận chuyên môn tranh thủ các nguồn lực từ ngân sách cũng như xã hội hóa để xây dựng các mô hình theo các tiêu chí của quy trình thâm canh 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, làm tiền để thúc đẩy tuyên truyền sâu rộng đến người dân.

Sau khi thực hiện mô hình điểm tại xã Hiệp Xương, Sở NN-PTNT An Giang sẽ tiếp tục tổ chức các mô hình trình diễn canh tác lúa chất lượng cao và giảm phát thải ở các địa phương khác, làm cơ sở để đánh giá, nhân rộng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sau khi thực hiện mô hình điểm tại xã Hiệp Xương, Sở NN-PTNT An Giang sẽ tiếp tục tổ chức các mô hình trình diễn canh tác lúa chất lượng cao và giảm phát thải ở các địa phương khác, làm cơ sở để đánh giá, nhân rộng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Hiệp nhấn mạnh, địa phương cần tăng cường mời gọi doanh nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết lúa gạo, đây là nhóm chủ thể không thể thiếu trong kế hoạch này. Kỳ vọng doanh nghiệp sẽ có những đầu tư, hợp tác liên kết trong thời gian tới, giúp cho người nông dân có điều kiện thuận lợi tiếp cận các nguồn vật tư đầu vào chất lượng với giá cả hợp lý, đồng thời áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, giúp giảm giá thành và nâng cao hiệu quả trong sản xuất.

“Sau khi thực hiện mô hình điểm tại xã Hiệp Xương, Sở NN-PTNT An Giang sẽ tiếp tục tổ chức các mô hình trình diễn canh tác lúa chất lượng cao và giảm phát thải ở các địa phương khác, làm cơ sở để đánh giá, nhân rộng, triển khai Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL” trên địa bàn tỉnh An Giang. Mục tiêu quan trọng của đề án không chỉ tăng năng suất, chất lượng lúa mà còn giảm chi phí, giảm phát thải khí nhà kính, tăng trưởng xanh, hướng đến canh tác bền vững”, ông Trần Thanh Hiệp, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang kỳ vọng.

Xem thêm
Sơn La giám sát môi trường 16 trang trại chăn nuôi lớn

Sơn La Sơn La sẽ triển khai quan trắc, cảnh báo, giám sát môi trường tại 16 trang trại, gồm 8 trang trại lợn, 3 trang trại trâu, 5 trang trại bò tại 7 huyện.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Chủ tịch tỉnh Yên Bái chỉ đạo hỏa tốc phòng cháy chữa cháy rừng

YÊN BÁI Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái vừa có công văn hỏa tốc chỉ đạo các sở, ngành địa phương về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.