| Hotline: 0983.970.780

Trồng hồi ghép theo hướng hữu cơ phục vụ xuất khẩu

Thứ Tư 18/12/2024 , 15:21 (GMT+7)

Dự án 'Xây dựng mô hình trồng hồi ghép theo hướng hữu cơ phục vụ chế biến và xuất khẩu' giai đoạn 2022-2024 được triển khai tại Quảng Ninh cho kết quả khả quan.

Cây hồi mang lại giá trị kinh tế cao cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh. Ảnh: Nguyễn Thành.

Cây hồi mang lại giá trị kinh tế cao cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh. Ảnh: Nguyễn Thành.

Trong những năm qua, nguồn thu nhập từ cây hồi giúp người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo và tiến tới làm giàu. Nhu cầu mở rộng diện tích cây hồi và trồng bổ sung, thay thế những rừng hồi già cỗi, năng suất thấp là rất lớn.

Thời gian qua, dự án “Xây dựng mô hình trồng hồi ghép theo hướng hữu cơ phục vụ chế biến và xuất khẩu” giai đoạn 2022-2024 được triển khai tại Quảng Ninh và Lạng Sơn. Dự án chuyển giao đồng bộ quy trình kỹ thuật sản xuất hồi áp dụng theo hướng hữu cơ, từ giống đến thu hoạch, nhằm tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn chế biến, truy xuất được nguồn gốc, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu.

Đồng thời, dự án hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất hồi theo hướng hữu cơ nhằm cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm hồi tại hai tỉnh tham gia dự án; kết nối với các chương trình khác để tạo vùng nguyên liệu đáp ứng xuất khẩu.

Dự án cũng tập trung giải quyết một số nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình tổ chức sản xuất, phát huy vai trò HTX liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi, nâng cao giá trị sản phẩm và hiệu quả sản xuất.

Sau 3 năm thực hiện, dự án “Xây dựng mô hình trồng hồi ghép theo hướng hữu cơ phục vụ chế biến và xuất khẩu” đã đạt được một số kết quả. Cụ thể, dự án đã xây dựng 6 mô hình trồng mới cây hồi ghép theo hướng hữu cơ phục vụ chế biến và xuất khẩu, quy mô 20 ha với 20 hộ tham gia trên địa bàn hai tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn, triển khai các bước theo đúng trình tự, tiến độ hợp đồng đã kí, mật độ cây đảm bảo 500 cây/ha; tỷ lệ sống đạt trung bình 92,5 -95%; số cây ra hoa đạt 30%.

Công ty Song Mộc đã phối hợp với các đơn vị liên quan như Trung tâm Khuyến nông Quảng Ninh, Trung tâm Khuyến nông Lạng Sơn, UBND xã có mô hình triển khai và đại diện các hộ tham gia dự án, thực hiện liên kết bao tiêu sản phẩm hồi ghép.

Cán bộ Sở NN-PTNT Quảng Ninh kiểm tra chất lượng cây hồi. Ảnh: Nguyễn Thành.

Cán bộ Sở NN-PTNT Quảng Ninh kiểm tra chất lượng cây hồi. Ảnh: Nguyễn Thành.

Hợp đồng ký kết được xây dựng dựa trên quy chế đã thống nhất trước đó, tập trung vào một nội dung như đào tạo, tư vấn, chuyển giao, hỗ trợ cho tổ chức sản xuất, kỹ thuật. Tham gia phối hợp với các đơn vị liên quan, hướng dẫn hình thành chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm hồi ghép trồng theo hướng hữu cơ; xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, mở rộng liên kết bao tiêu đầu ra của sản phẩm hồi ghép theo hướng hữu cơ. 

Các cơ quan chuyên môn đã tổ chức 10 lớp tập huấn trong mô hình cho 200 lượt nông dân và 11 lớp tập huấn cho 330 nông dân hộ ngoài mô hình tại các huyện Bình Liêu, Đầm Hà (tỉnh Quảng Ninh) và huyện Văn Quan (tỉnh Lạng Sơn).

Đối tượng tham gia là các hộ trồng cây hồi trong vùng quy hoạch, các vùng lân cận chưa được tham gia dự án, cán bộ hỗ trợ cộng đồng, nông dân có nhu cầu tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm về kỹ thuật sản xuất theo hướng hữu cơ. Thông qua các lớp tập huấn học viên đã nắm được kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồi theo hướng hữu cơ cũng như sự cần thiết khi áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào mô hình. 

Thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông Quảng Ninh đề nghị huyện Bình Liêu phối hợp quản lý các mô hình, tiếp tục đánh giá hiệu quả của dự án, từ đó phát triển vùng nguyên liệu an toàn theo quy hoạch của tỉnh. Bên cạnh đó, các hộ dân tham gia mô hình tiếp tục theo dõi, đánh giá, quản lý, chăm sóc và bảo vệ rừng cây hồi theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.

Xem thêm
Xây dựng thương hiệu yến Việt: [Bài 3] Chinh phục thị trường tỷ dân

Là quốc gia tiêu thụ tổ yến lớn nhất thế giới, Trung Quốc đang dần trở thành thị trường 'vàng' cho sản phẩm yến sào Việt Nam.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Chú trọng biện pháp sinh học phòng trừ sâu róm hại táo

NINH THUẬN Biện pháp rất quan trọng là tăng cường bảo vệ thiên địch, hạn chế dùng thuốc hóa học, không phát dọn sạch thực bì trong vườn, tăng cường trồng cây phân xanh, cây họ đậu

Sản xuất cà phê sạch, bền vững

Dự án thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững, tập trung quản lý chất thải, nâng cao nhận thức nông dân sau gần 2 năm triển khai đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Bàn giải pháp phát triển nông nghiệp, thủy sản tuần hoàn

KIÊN GIANG Chuyển đổi luân canh lúa – thủy sản, rau màu, biến phụ phẩm thành phân bón hữu cơ, than sinh học bón lại cho đất giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Trà Vinh kiểm soát chặt tàu cá không đủ điều kiện hoạt động

Trà Vinh Đây là một trong những nội dung UBND tỉnh Trà Vinh vừa có văn bản giao Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương triển khai thực hiện.