| Hotline: 0983.970.780

Trồng hoa thời vụ bán Tết

Thứ Năm 13/01/2022 , 16:12 (GMT+7)

QUẢNG NGÃI Trồng hoa không phải là nghề 'chuyên nghiệp', nhưng nông dân nhiều xã ở Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) cũng tranh thủ dịp gần Tết để trồng hoa phục vụ Tết, cho thu nhập rất khá.

Tuy không có những vùng chuyên canh hoa lớn, nhưng mỗi năm cứ dịp Tết đến, người dân ở một số vùng hoa ở Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) vẫn có những sản phẩm hoa chuẩn bị phục vụ nhu cầu thị trường tại chỗ. Năm nay, dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng người trồng hoa ở đây vẫn đặt nhiều hi vọng.

Tết năm nay, gia đình anh Trần Thanh Tùng ở thôn Phong Niên Thượng, xã Tịnh Phong (Sơn Tịnh) trồng trên 8.500 chậu hoa các loại gồm vạn thọ cao, vạn thọ lùn, hướng dương, mồng gà, phượng vĩ, hải đường.

Dù không phải là nghề chính, nhưng nhiều nông dân ở Sơn Tịnh tranh thủ trồng hoa thời vụ để phục vụ thị trường Tết, cho thu nhập rất khá. Ảnh: Thu Phượng.

Dù không phải là nghề chính, nhưng nhiều nông dân ở Sơn Tịnh tranh thủ trồng hoa thời vụ để phục vụ thị trường Tết, cho thu nhập rất khá. Ảnh: Thu Phượng.

Trong năm, nghề chính của anh Tùng là làm thợ hồ, nhưng gần 10 năm nay cứ đến tháng 10 âm lịch, anh lại dành thời gian để trồng hoa bán Tết. Trung bình chậu thấp nhất là 10 ngàn đồng, chậu cao nhất khoảng 300 ngàn, với lượng hoa này, anh thu về khoảng 100 triệu đồng. Anh Tùng cho biết đầu ra chủ yếu phục vụ bà con trong xã và các xã lân cận họ tới mua về bán Tết.

Cứ mỗi dịp Tết đến, hàng chục hộ dân ở xã Tịnh Phong dọn vườn, làm đất, chuẩn bị chậu để trồng hoa. Trồng hoa không phải là nghề chính, nhưng nhờ biết học hỏi lẫn nhau nên sản phẩm của họ cũng không kém gì các nơi trồng hoa chuyên nghiệp.

Nhiều điểm trồng hoa còn cung cấp số lượng lớn. Hộ nhiều trồng hơn 10.000 chậu, hộ ít thì 1 ngàn chậu. Để có được những chậu hoa tươi đẹp, nở đúng dịp Tết, người trồng hoa xã Tịnh Phong chú ý chọn cây giống tốt, biết kỹ thuật, bón phân, tưới nước, chăm sóc theo diễn biến của thời tiết.

Những nông dân trồng mai chuẩn bị chăm sóc, chờ ra hoa để phục vụ thị trường Tết Nhâm Dần. Ảnh: Thu Phượng.

Những nông dân trồng mai chuẩn bị chăm sóc, chờ ra hoa để phục vụ thị trường Tết Nhâm Dần. Ảnh: Thu Phượng.

Đưa tay đỡ những chậu trên giàn, anh Trần Văn Truyền, xã Tịnh Phong nói: “Tôi chọn trồng các loại hoa treo vì thị hiếu người tiêu dùng ưa chuộng, giá cao, không bị ngập nước, kỹ thuật chăm sóc cần theo dõi để xử lý nấm. Hiện giờ tôi chăm sóc, tưới nước, xử lý để hoa nở đúng dịp Tết bán mới có giá”.

Còn anh Nguyễn Thành Trung ở thôn Minh Trung, xã Tịnh Minh lại chọn trồng maiphong lan để cung cấp ra thị trường trong dịp Tết. Với 450 cây mai và hơn 160 chậu hoa phong lan, anh luôn chú ý tưới nước đầy đủ hàng ngày, chọn thời điểm nhặt lá để mai trỗ đúng dịp Tết.

Hiện nay, cả vườn mai của anh phát triển rất tốt, cây khỏe, trên 70% cây mai đã cho nụ. Số lượng mai này sẽ trỗ hoa đúng dịp Tết 2022. Vừa vặt bớt những chiếc lá trên thân mai, anh Nguyễn Thành Trung vui vẻ cho biết: “ Tôi có niềm đam mê trồng hoa và cây cảnh nên đã tự ươm giống, chăm sóc, dịp Tết âm lịch tôi cố gắng tạo ra những chậu mai nở đẹp để bán”.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.