| Hotline: 0983.970.780

Trồng chanh tứ quý trên gốc bưởi, thu tiền tỷ

Thứ Ba 14/02/2017 , 14:10 (GMT+7)

Với phương pháp trồng chanh tứ quý (4 mùa) trên gốc bưởi, anh Nguyễn Hữu Hà ở xã Tân Dân (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) thu về tiền tỷ.

Về địa phương hỏi nhà anh Hà thì ai cũng biết, người dân còn gọi với anh với cái tên chân chất đồng quê: “Hà tứ quý” hay “Hà chanh”. Vườn chanh nhà anh ở bên đường vào làng, sai trĩu quả.

07-51-53_nh-1
Vườn chanh tứ quý của anh Hà
 

Sau 5 năm làm việc ở Nga, anh đã quyết định về quê trồng chanh tứ quý. Vườn tược nhà anh tương đối rộng, gần 2 mẫu trồng cây ăn quả. Nhưng anh nhận thấy, những loại cây này không cho thu nhập không cao.

Anh Hà niềm nở nói: “Khi tôi về quê đề xuất trồng chanh thì ai cũng phản đối, từ vợ đến bố mẹ, anh em… đều ra sức can ngăn. Nói là làm, tôi nhờ người thân sống ở Úc chuyển 30 cây chanh (chiết cành) về trồng. Khi trồng trực tiếp thì cây phát triển kém, nhiều bệnh. Một lần đi buôn dứa qua nhà một người dân, thấy gốc bưởi nhưng cho quả chanh. Hỏi ra mới biết đó là chanh đào ghép trên cây bưởi. Nhận thấy phương pháp này sẽ khả thi với chanh tứ quý, tôi về áp dụng.

07-51-53_nh-2
 

Sau khi chặt bỏ vườn nhãn, bưởi, bố mẹ tôi phản đối rằng, 1 quả bưởi giá mấy chục nghìn không bán được, 1 quả chanh vài trăm đồng thì ăn cái gì? Trong thời gian bố tôi đi vào miền Nam thăm cháu, tôi ở nhà chặt 170 gốc bưởi. Sau đó ghép 30 cành chanh trên gốc bưởi. Một thời gian sau thấy cây chanh phát triển tốt, tôi gieo hạt bưởi để ghép chanh lên bưởi. Đến nay, tôi đã có gần chục mẫu chanh tứ quý".

Ngay từ đầu trồng chanh tứ quý anh Hà đã xác định vấn đề quan trọng nhất là thị trường đầu ra. Anh đã mạnh dạn đi gõ cửa từng cửa hàng, từng nhà để họ dùng thử sản phẩm và đánh giá chất lượng.

“Khi chanh bắt đầu ra quả, tôi đã vác ba lô tìm thị trường khắp nơi. Sau một thời gian dùng thử, ai cũng có nhu cầu, nhiều khi không có chanh mà bán”, anh chia sẻ.

Nhằm ổn định đầu ra, anh liên kết với hơn 30 hộ nông dân trồng chanh tứ quý, làm đầu mối xuất ra thị trường nước ngoài. Đến thời điểm này, anh cung cấp sản phẩm cho 37 cửa hàng ở Hà Nội. Năm ngoái anh thu nhập trên 2 tỷ đồng. Không chỉ làm giàu cho gia đình, anh còn tạo công ăn việc làm cho 15 người dân địa phương, trung bình 7 triệu đồng/người/tháng.

“Tôi đang triển khai làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho bà con ở các địa phương và mở rộng thị trường sang Hàn Quốc với sản phẩm chanh sấy khô. Trồng chanh tứ quý là một hướng đi thoát nghèo, thị trường cũng rất rộng. Thời vụ thu hoạch quanh năm, trồng sau 14 tháng là ra quả. Vốn đầu tư không cao, nhân công thu hoạch cũng không cần nhiều, chỉ cần 2 người một buổi sáng có thể thu 7 - 8 tạ", anh Hà chia sẻ.

07-51-53_nh-3

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

Lợn chết như ngả rạ, nhiều hộ chăn nuôi điêu đứng

LÀO CAI Tại xã Quy Mông hàng chục hộ dân đang rơi vào cảnh điêu đứng khi dịch tả lợn Châu Phi bùng phát. Lợn bệnh, lợn chết la liệt, nhiều trang trại đã trống chuồng.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Độc đáo nghề 'vuốt bụng cá' kiếm tiền triệu mỗi ngày

Cần Thơ Những con cá thát lát cườm bố mẹ nặng cả ký được vớt từ ao lên, kỹ thuật viên nhanh chóng bắt và vuốt mạnh bụng cá, dòng trứng phun ra màu vàng óng.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất