| Hotline: 0983.970.780

Trẻ chậm nói gia tăng từ sau dịch Covid-19, dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói

Thứ Ba 18/02/2025 , 07:23 (GMT+7)

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói: 2 tuổi, trẻ không thể ghép được từ, không nói được những từ đơn giản như: đi chơi, đi ăn, đi ngủ mà chỉ 'ăn', 'ngủ', 'chơi'...

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói

TS Vũ Sơn Tùng - Trưởng phòng Sức khỏe tâm thần (SKTT) trẻ em và vị thành niên - cho hay: Từ sau dịch Covid-19, số trẻ chậm nói đến Viện SKTT khám gia tăng, một phần do nhiều bé lạm dụng xem điện thoại, tivi. Hầu hết các cháu được đưa đến ở giai đoạn muộn, khi đã 4-6 tuổi, do nhiều phụ huynh nghĩ trước sau cũng nói được, không biết việc con hay nóng giận là hệ quả của chậm nói”.

Theo TS. Vũ Sơn Tùng, trẻ được coi là chậm nói khi 2 tuổi vẫn chưa nói được khoảng 50 từ đơn hoặc từ ghép. Có nhiều nguyên nhân chậm nói như sứt môi hở hàm ếch, lưỡi, vùng não chi phối phát âm, khiếm thính, tổn thương hệ thần kinh trung ương, rối loạn phổ tự kỷ, khuyết tật trí tuệ như chứng khó đọc, hội chứng Down… Theo chuyên gia, mẹ nghiện rượu khi mang thai, thiếu sự chăm sóc từ gia đình cũng khiến trẻ chậm nói.

TS. Vũ Sơn Tùng lưu ý những yếu tố, nguy cơ của trẻ chậm nói là di truyền; sử dụng tivi, điện thoại hơn 2 giờ/ngày ở trẻ từ 1-3 tuổi; tiếp xúc đa ngôn ngữ chiếm 22% so với 8% của tiếp xúc với một ngôn ngữ.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ chậm nói? - Khi cha mẹ thấy con mình có những dấu hiệu của trẻ chậm nói kể trên, cần sớm đưa đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế uy tín nhằm đánh giá toàn diện các kỹ năng phát triển của trẻ (Ảnh minh họa).

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ chậm nói? - Khi cha mẹ thấy con mình có những dấu hiệu của trẻ chậm nói kể trên, cần sớm đưa đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế uy tín nhằm đánh giá toàn diện các kỹ năng phát triển của trẻ (Ảnh minh họa).

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói gồm:

Giai đoạn 0-6 tháng tuổi: Trẻ không giao tiếp bằng mắt với người xung quanh, không nhìn theo hay phản ứng khi được gọi tên.

Từ 6-12 tháng tuổi: Trẻ không phản ứng khi chơi ú òa hoặc những trò chơi tương tự. Không giao tiếp với mọi người bằng từ ngữ, âm thanh, cử chỉ…

Khi 12-18 tháng tuổi: Trẻ không đáp lại khi được gọi tên hay không phản hồi trước các câu hỏi quen thuộc.

2 tuổi: Trẻ vẫn không nói được khoảng 50 từ đơn giản khác nhau, không thể ghép 2-3 từ đơn với nhau, như: đi chơi, đi ăn, đi ngủ mà chỉ ăn, chơi, ngủ...

3 tuổi: Trẻ không thể kết hợp từ thành cụm từ, tạo câu dài như “Mẹ giúp con với”, không tự đặt câu hỏi, không yêu cầu mọi thứ theo tên, mọi người xung quanh không hiểu được trẻ nói.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ chậm nói?

Khi cha mẹ thấy con mình có những dấu hiệu của trẻ chậm nói kể trên, cần sớm đưa đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế uy tín nhằm đánh giá toàn diện các kỹ năng phát triển của trẻ, phát hiện các nguyên nhân hoặc các yếu tố ảnh hưởng đến ngôn ngữ của trẻ, thực hiện các trắc nghiệm tâm lý cần thiết.

Chậm nói khiến các cháu thiếu kỹ năng giao tiếp, ngày càng cô lập, tự ti, kết quả học tập cũng bị ảnh hưởng. Khoảng 35% trẻ phục hồi ngôn ngữ lúc 5 tuổi, nhưng lại gặp khó khăn về ngôn ngữ ở tuổi 15-16 và 52% trong nhóm này gặp khó khăn nghiêm trọng về đọc.

Can thiệp sớm giúp tăng khả năng học tập và phát triển kỹ năng tới 30%; giảm các khuyết tật học tập về đọc, viết, toán học lên đến 25%; can thiệp sớm cải thiện khả năng nói và giao tiếp tới 50%; 70-80% trẻ tự kỷ có thể hòa nhập môi trường học tập và xã hội; giảm 40% hành vi tiêu cực và tiết kiệm chi phí.

Trẻ chậm nói cần được thăm khám bởi đội ngũ cán bộ đa ngành, bao gồm bác sĩ, các nhà tâm lý lâm sàng, giáo viên giáo dục đặc biệt, nhà trị liệu ngôn ngữ giàu kinh nghiệm, có kiến thức chuyên môn sâu, nhiệt tình, yêu trẻ. Cha mẹ của trẻ sẽ được hướng dẫn, tư vấn cụ thể về các hoạt động can thiệp sớm, hỗ trợ cho trẻ tại gia đình.

Nhà chuyên môn sẽ đưa ra các phương pháp trị liệu phù hợp. Gia đình cũng cần tăng cường giao tiếp với trẻ, kể chuyện, hát cho con, để tăng khả năng hiểu biết, diễn đạt, kỹ năng giao tiếp của trẻ.

Xem thêm
Cẩn trọng với thông tin ăn nhiều thịt gà có thể tăng nguy cơ ung thư

Các nhà phản biện cho rằng, cần phân biệt thịt gia cầm tươi và sản phẩm chế biến, đồng thời chỉ rõ phương pháp nấu nướng trong khảo sát.

Văn hóa doanh nhân không thể chấp nhận các kiểu khôn vặt

Văn hóa doanh nhân ngày càng được xem trọng trong đời sống xã hội, vì quan hệ giữa người bán và người mua luôn ràng buộc lợi ích và trách nhiệm với nhau.

Sản nghiệp riêng sa sút làm sao góp tài sản chung hôn nhân?

Sản nghiệp riêng của mỗi người luôn là một yếu tố đáng cân nhắc kỹ lưỡng, khi mong muốn có được cuộc hôn nhân thực sự xứng đôi vừa lứa.

Bệnh tim mạch không còn nguy hiểm với người hiểu biết

Bệnh tim mạch từng được Tổ chức Y tế thế giới xếp vào loại nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên phạm vi toàn cầu. Thế nhưng, bây giờ, mọi thứ đang thay đổi.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Những điều người bệnh đái tháo đường cần lưu ý để phòng ngừa biến chứng

Bệnh đái tháo đường đang tăng nhanh, đặc biệt tại các nước khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao.

117 gian hàng kết nối tinh hoa đông y Việt Nam và quốc tế

Với 117 gian hàng là cơ hội để khách tham quan gặp gỡ chuyên gia, tìm hiểu sâu về giá trị của y học cổ truyền, khám phá giải pháp giúp sức khỏe lành mạnh.