| Hotline: 0983.970.780

TP.HCM và tỉnh Bình Dương lập đường dây nóng giám sát nước thải kênh Ba Bò

Thứ Bảy 23/02/2019 , 16:13 (GMT+7)

Ngày 23/2, thông tin từ UBND TP.HCM cho biết, đơn vị đã có văn bản gửi tỉnh Bình Dương về tăng cường phối hợp kiểm soát và xử lý triệt để ô nhiễm kênh Ba Bò.

Nước kênh Ba Bò bị ô nhiễm đen xì, bốc mùi hôi thối nồng nặc
 

Theo UBND TP.HCM, việc phối hợp giám sát, kiểm tra, xử lý và chia sẻ thông tin kết quả quan trắc giữa TPHCM và tỉnh Bình Dương thông qua việc triển khai thực hiện kế hoạch liên tỉnh đã góp phần đáng kể vào việc giảm thiểu và cải thiện tình hình ô nhiễm trên tuyến kênh Ba Bò.

UBND TP.HCM đề nghị tỉnh Bình Dương tiếp tục triển khai kế hoạch liên tỉnh đã được ký kết giữa hai tỉnh thành. Đồng thời, yêu cầu chủ đầu tư 2 Khu công nghiệp (KCN) Sóng Thần 1 và 2 khẩn trương thiết kế, xây dựng 2 tuyến thoát nước độc lập mới cho từng KCN.

Cùng với đó, thiết lập đường dây nóng giữa hai tỉnh, thành nhằm kịp thời giám sát đột xuất, khắc phục kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt quy chuẩn vào kênh Ba Bò.

Công ty Cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương được yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thi công hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt của các khu dân cư dọc tuyến kênh Ba Bò về Nhà máy xử lý nước thải đô thị để xử lý. Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở, tổ chức bên ngoài KCN phải có giải pháp xử lý đạt yêu cầu, phù hợp trước khi xả thải vào kênh Ba Bò.

Kênh Ba Bò chảy qua phường Liên Chiểu, quận Thủ Đức TP.HCM và phường Bình Hòa, thị xã Thuận An, Bình Dương thường xuyên bị ô nhiễm bốc mùi hôi nồng nặc, thậm chí còn nổi bọt trắng xóa, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân. Tình trạng ô nhiễm kênh Ba Bò đã kéo dài hơn 10 năm và hiện cơ quan chức năng của TP.HCM và Bình Dương đang thực hiện nhiều biên pháp để xử lý.

Được biết tới nay, tổng kinh phí để nâng cấp và xây dựng các hệ thống xử lý nước thải vào kênh Ba Bò đã lên tới con số 1.000 tỷ đồng, tính cả chi phí mà các doanh nghiệp, chủ đầu tư các KCN xây dựng nhà máy xử lý nước thải.

Trước đó, ngày 6/10/2017, UBND TP.HCM, Bình Dương, chủ đầu tư các khu công nghiệp đã có buổi gặp bàn hướng giải quyết ô nhiễm trên kênh Ba Bò. Các bên đã thẳng thắn “mổ xẻ” nguyên nhân tại sao ô nhiễm tại kênh Ba Bò vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Theo đó, nguồn thải gây ô nhiễm kênh Ba Bò là do tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị hoá khu vực này rất cao, hạ tầng xử lý môi trường chưa hoàn thiện. Trong khi đó, nguồn xả thải vào kênh Bà Bò rất phức tạp, gồm các KCN, các doanh nghiệp ngoài KCN, nguồn  nước thải sinh hoạt của cư dân Bình Dương, TP.HCM..

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.