Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Sáu, 9/5/2025 15:2 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Tốc lực bao vây ổ dịch nghi lở mồm long móng

Thứ Bảy 22/02/2025 , 16:39 (GMT+7)

THANH HOÁ Có 26/86 con lợn nghi lở mồm long móng tại xã Thạch Bình, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa đã được quanh vùng và thực hiện các giải pháp phòng chống dịch theo quy định.

Trước đó, ngày 18/2/2022, anh Vũ Văn Trọng (khu 4, xã Thạch Bình, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa) phát hiện 4/9 con lợn trong chuồng bị lở loét chân, ốm, nghi do lở mồm long móng.

“Lợn biểu hiện kém ăn, đi lại khập khiễng, nổi mụn nước ở chân nên tôi mua kháng sinh trộn vào thức ăn để phòng bệnh. Tuy nhiên, sau khi dùng thuốc, sức khỏe của lợn không tiến triển nhiều nên tôi báo cáo chính quyền địa phương để được hỗ trợ”, anh Trọng cho biết.

Lực lượng thú y thực hiện các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên đàn lợn. Ảnh: Quốc Toản.

Lực lượng thú y thực hiện các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên đàn lợn. Ảnh: Quốc Toản.

Từ ngày 18-22/2/2025, tình trạng lợn ốm bất thường tiếp tục xuất hiện tại một số hộ dân khác tại khu 4 với các biểu hiện tương tự nêu trên.

Đến nay, địa phương này ghi nhận 26/86 con lợn của 5 hộ dân nghi mắc bệnh lở mồm long móng với các biểu hiện lâm sàng như: Lợn nổi mụn nước ở gờ móng, kẻ móng chân; đi lặc nhẹ, giảm ăn, sốt nhẹ. Có 2/86 con lợn 2 ngày tuổi đã chết chưa rõ nguyên nhân cụ thể.

Hiện, ổ dịch nghi lở mồm long móng chưa xuất hiện trên đàn trâu, bò.

Sau khi nhận được thông tin, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa đã phối hợp với UBND huyện Thạch Thành, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Thạch Thành và xã Thạch Bình tổ chức kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo địa phương triển các giải pháp phòng, chống dịch tại các ổ dịch.

Lợn có biểu hiện nghi lở mồm long móng xuất hiện tại khu 4, xã Thạch Bình. Ảnh: Quốc Toản.

Lợn có biểu hiện nghi lở mồm long móng xuất hiện tại khu 4, xã Thạch Bình. Ảnh: Quốc Toản.

Tại các hộ chăn nuôi, cán bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanhh Hóa đã lấy mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm; phối hợp với lực lượng phòng chống dịch địa phương thực hiện tiêu độc, khử trùng chuồng trại; lập chốt kiểm soát, cử nhân viên thú y, cán bộ phụ trách địa bàn hằng ngày theo dõi, nắm bắt tình hình dịch bệnh và hướng dẫn, giám sát triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Theo tìm hiểu, ổ dịch nghi lở mồm long móng xuất hiện tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tại khu 4 với số lượng nhỏ (từ 4 đến 15 con). Lợn nuôi nhốt chưa được tiêm phòng vacxin đợt 1 năm 2025 (xã Thạch Bình dự kiến ra quân tiêm vacxin đợt 1 từ ngày 24/2). Các hộ dân đều cho biết, lợn được nhân đàn tại chỗ và không có tình trạng nhập lợn không rõ từ nơi khác về chuồng nuôi.

Phần móng chân lợn xuất hiện nốt nghi do lở mồm long móng. Ảnh: Quốc Toản.

Phần móng chân lợn xuất hiện nốt nghi do lở mồm long móng. Ảnh: Quốc Toản.

Cơ quan chức năng hiện chưa đưa ra kết luận chính thức về bệnh xuất hiện trên lợn và nguồn lây nhiễm. Tuy nhiên, theo quan sát thực tế, việc nuôi nhốt lợn tại hầu hết các gia đình có lợn nghi nhiễm bệnh lở mồm long móng đều không đảm bảo điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học.

Điển hình như chuồng nuôi lợn và trâu của hộ gia đình anh Vũ Văn Lương được bố trí ngay tại cổng vào nhà chính. Khu vực nuôi nhốt không đảm bảo vệ sinh môi trường và tiếp giáp với không gian sinh hoạt của gia đình.

Hay như khu vực bếp của gia đình anh Vũ Văn Trọng nằm ngay trong dãy chuồng nuôi lợn, không được ngăn cách và che chắn để ngăn mùi và không đảm bảo vệ sinh môi trường. Đây là một trong những nguy cơ gây phát sinh mầm bệnh trên gia súc tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.

Cán bộ thú y triển khai tiêu độc khử trùng ở khu dân cư. Ảnh: Quốc Toản.

Cán bộ thú y triển khai tiêu độc khử trùng ở khu dân cư. Ảnh: Quốc Toản.

Trao đổi với phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam, ông Đặng Trường Giang, Trưởng phòng Quản lý dịch bệnh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa cho biết: "Hiện nay, cán bộ thú ý đã có mặt tại địa phương để hướng dẫn bà con thực hiện các biện pháp phòng chống dịch; cơ quan chức năng yêu cầu các hộ dân không được bán chạy gia súc nghi nhiễm bệnh; không vứt xác lợn chết ra ngoài môi trường gây ô nhiễm.

Trường hợp nếu lợn được xác định dương tính với bệnh lở mồm long móng thì thực hiện tiêu hủy ngay. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng sẽ phối hợp với các hộ dân thực hiện phun tiêu độc khử trùng đối với các hộ dân có lợn nhiễm bệnh định kỳ 1 ngày 1 lần và 2 ngày 1 lần đối với khu vực lân cận. Tạm thời nghiêm cấm việc buôn bán, giết mổ, vận chuyển gia súc ra khỏi địa bàn để ngăn chặn việc phát tán mầm bệnh; xây dựng phương án tiêm phòng vacxin bao vây để ngăn chặn, dập dịch".

Cũng liên quan tới sự việc trên, mới đây, UBND huyện Thạch Thành đã có văn bản hỏa tốc gửi Chủ tịch UBND các xã, thị trấn, yêu cầu các địa phương tập nhanh chóng triển khai các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên gia súc, đặc biệt là triển khai tiêm phòng vacxin và thực hiện các giải pháp tiêu độc, khử trùng... nhằm bao vây, dập dịch trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Doanh nghiệp cạn vốn

ĐIỆN BIÊN Doanh nghiệp cạn vốn, người dân thiếu quyết tâm, kiên trì nên dù tiềm năng lớn nhưng con đường phát triển cây mắc ca ở huyện Điện Biên còn lắm chông gai.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Nữ tỷ phú cá tra ở vùng đất Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Vượt qua khó khăn, bà Nguyễn Thị Lý trở thành tỷ phú nhờ liên kết doanh nghiệp và nguồn vốn hỗ trợ ngân hàng, xây dựng quy trình nuôi cá tra xuất khẩu.

Không để người làm rừng thiệt thòi ngay từ trong chính sách

TS Hà Công Tuấn cho rằng, chính sách khoán đất lâm nghiệp nên chuyển từ mục tiêu an sinh sang phát triển kinh tế, khắc phục sự chồng chéo, nâng cao hiệu quả quản lý.