| Hotline: 0983.970.780

Tổ chức tiêm phòng đồng bộ đến tận xã, thôn, hộ chăn nuôi

Thứ Năm 14/09/2023 , 12:55 (GMT+7)

THỪA THIÊN HUẾ Tổ chức tiêm phòng đồng bộ đến tận xã, thôn, hộ chăn nuôi đồng thời nâng cao tỷ lệ tiêm phòng là biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm hiệu quả.

Nâng cao tỷ lệ tiêm phòng vacxin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm là biện pháp phòng chống dịch hiệu quả. Ảnh: CĐ.

Nâng cao tỷ lệ tiêm phòng vacxin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm là biện pháp phòng chống dịch hiệu quả. Ảnh: CĐ.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đầu năm đến nay, mặc dù các loại dịch bệnh nguy hiểm như dịch tả lợn Châu Phi, cúm gia cầm, tai xanh lợn, lở mồm long móng, viêm da nổi cục... ở các tỉnh thành trong cả nước diễn biến hết sức phức tạp. Tuy nhiên, ở tỉnh Thừa Thiên Huế, các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm đã không xảy ra.

Ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, thông thường, dịch bệnh thường xảy ra nhỏ lẻ, rải rác ở nhiều nơi, nhiều thời điểm trong năm nên việc giám sát, phát hiện dịch bệnh, thông tin báo cáo ở một số nơi còn chậm. Đây chính là yếu tố khó khăn trong việc khống chế và dập tắt dịch.

Để chủ động ngăn chặn, phòng, chống hiệu quả các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm và động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh, ngay từ đầu năm đơn vị đã xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và triển khai xuyên suốt đến từ cấp tỉnh, huyện đến xã, thôn.

Trên cơ sở kế hoạch phòng chống dịch bệnh được duyệt, đơn vị đã phối hợp chính quyền các địa phương, đồng thời chỉ đạo trạm chăn nuôi và thú y các huyện, thị xã triển khai công tác tiêm phòng đồng bộ, tổ chức các đợt kiểm tra tiêm phòng đến tận xã, thôn, hộ chăn nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời, nâng cao tỷ lệ tiêm phòng.

Theo thống kê của ngành thú y, dịch bệnh xảy ra đối với các hộ chăn nuôi do không thực hiện việc tiêm phòng hàng năm. Do đó, công tác tiêm phòng vacxin luôn được ngành thú y quan tâm hàng đầu.

Tính đến nay, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiêm được 21.510 liều tụ huyết trùng trâu bò, 4.890 liều vacxin và kháng thể E. coli, 459.500 liều cúm gia cầm, 20.656 liều lở mồm long móng lợn tại các trang trại, viêm da nổi cục 7.500 liều ... 

Kiểm soát chặt việc giết mổ gia súc, gia cầm bệnh góp phần phòng chống dịch bệnh. Ảnh: CĐ.

Kiểm soát chặt việc giết mổ gia súc, gia cầm bệnh góp phần phòng chống dịch bệnh. Ảnh: CĐ.

Trong thời gian tới, để hoàn thành công tác tiêm phòng vacxin theo đúng kế hoạch, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tiếp tục tổ chức lực lượng, cung ứng đầy đủ vacxin tới tận xã, thôn. Đặc biệt, việc phát huy vai trò của đội ngũ thú y viên cơ sở, thú y cộng đồng tại địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn là giải pháp quan trọng góp phần nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trong toàn tỉnh.

Ông Nguyễn Văn Hưng cho biết thêm, cùng với tiêm phòng vacxin, công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm cũng địa phương chú trọng. Đến nay, các tổ tiêu độc được trang cấp các dụng cụ máy bơm, bình bơm và cấp 2.000 lít hóa chất để thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng định kỳ, đột xuất. Trong đó, tập trung tại các ổ dịch, hố chôn gia súc, các nơi nguy cơ cao...

Một giải pháp nữa nhằm kiểm soát dịch bệnh được ngành thú y Thừa Thiên Huế thực hiện là thường xuyên kiểm tra, giám sát tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn toàn tỉnh. Theo đó, ngành thú y đã yêu cầu các chủ cơ sở giết mổ cam kết nhập lợn, bò phải có nguồn gốc rõ ràng và khỏe mạnh; không mua bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm bệnh, chết, không rõ nguồn gốc.

Việc kiểm soát giết mổ chỉ được thực hiện tại các cơ sở giết mổ được chính quyền cho phép nằm trong quy hoạch. Các cơ sở giết mổ phải thực hiện đúng quy trình kiểm soát đủ số lượng, kiểm tra vệ sinh thú y đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đóng dấu thân thịt rõ ràng trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. 

Cùng với đó, ngành cũng thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức an toàn thực phẩm cho cán bộ kiểm soát giết mổ, các chủ cơ sở, kinh doanh và công nhân giết mổ trên địa bàn toàn tỉnh; kiểm tra, thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật.     

Xem thêm
Cho ăn thảo dược, ngựa bạch Sìn Hồ nuôi không kịp bán

LAI CHÂU Về cao nguyên Sìn Hồ, tận thấy những đàn ngựa bạch khỏe khoắn, chạy như bay trên đồng cỏ. Có được như vậy là nhờ cách chăm sóc ngựa đặc biệt của người nuôi.

Nhãn chín sớm giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi chính vụ

HƯNG YÊN Tự chọn lọc được giống nhãn chín sớm hơn trà chính vụ khoảng 1 tháng, ông Đỗ bán được nhãn quả với giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi nhãn chính vụ.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất