| Hotline: 0983.970.780

Chế phẩm sinh học thủy sản tràn lan, thắt chặt công tác giám sát, hậu kiểm

Thứ Tư 13/09/2023 , 14:40 (GMT+7)

ĐBSCL Bộ NN-PTNT yêu cầu ngành thú y và các địa phương giám sát, kiểm soát chặt chẽ, tránh ảnh hưởng công tác phòng bệnh thủy sản.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến yêu cầu ngành thú y thực hiện chặt chẽ công tác rà soát, kiểm tra, hậu kiểm chế phẩm sinh học. Ảnh: Kim Anh.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến yêu cầu ngành thú y thực hiện chặt chẽ công tác rà soát, kiểm tra, hậu kiểm chế phẩm sinh học. Ảnh: Kim Anh.

9 tháng đầu năm 2023, diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại cả nước đã tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2022, tương đương trên 22.500ha. Phần lớn thiệt hại xảy ra trên diện tích nuôi tôm nước lợ, chiếm tới 88%.

Bệnh nguy hiểm xuất hiện trên tôm chủ yếu: Đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính. Tuy nhiên, so với năm 2022, các bệnh này đã có chiều hướng giảm. Tại một số vùng nuôi các tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau cũng ghi nhận bệnh vi bào tử trùng và có nguy cơ lan rộng. Ngoài những nguyên nhân trực tiếp do dịch bệnh, biến đổi môi trường, thời tiết gây thiệt hại đến diện tích nuôi trồng thủy sản.

Tại Hội nghị bàn giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh vừa diễn ra ở TP Cần Thơ, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến thẳng thắng chỉ ra, chế phẩm sinh học được xem là tác nhân kiểm soát dịch bệnh lại được bán tràn lan trên thị trường.

Thậm chí, có những trường hợp tiếp tay bán sản phẩm không chất lượng, khiến tôm, cá tra chết, năng suất thấp. Thứ trưởng đặt ra câu hỏi “Công tác rà soát, kiểm tra, hậu kiểm có làm chặt không”?

Các dịch bệnh nguy hiểm xuất hiện trên tôm có chiều hướng giảm so với năm 2022. Ảnh: Kim Anh.

Các dịch bệnh nguy hiểm xuất hiện trên tôm có chiều hướng giảm so với năm 2022. Ảnh: Kim Anh.

Lãnh đạo ngành nông nghiệp yêu cầu lực lượng thú y các địa phương phải thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc kinh doanh chế phẩm sinh học trong thủy sản, cùng nhau "dàn trận" để giải quyết vấn đề này, từ đó đưa ra những hướng dẫn, cảnh báo, tập huấn cho người nuôi.

Tiêm vacxin là lá chắn thép bảo vệ thủy sản. Hiện trên thế giới chưa có vacxin phòng bệnh cho tôm, giáp xác và nhuyễn thể. Tại Việt Nam, đã có vacxin phòng bệnh cho cá tra và tới đây là một số loài cá nước ngọt.

Các biện pháp phòng bệnh trên tôm nuôi chủ yếu dựa vào việc sử dụng con giống sạch bệnh kết hợp các biện pháp an toàn sinh học tại cơ sở, quản lý ao nuôi, xây dựng quy trình nuôi phù hợp với từng vùng nuôi, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản để mầm bệnh không xâm nhập sâu.

Vừa qua, đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, công nghệ để tìm hướng xử lý dịch bệnh trên tôm nhưng lại chưa mang lại hiệu quả. Sắp tới, Bộ NN-PTNT sẽ xét duyệt chặt chẽ, sâu các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ để các công trình nghiên cứu đi vào thực tiễn, mang lại những giải pháp tối ưu, hiểu quả cho người nuôi và doanh nghiệp.

Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) cũng đề nghị các địa phương quan tâm, tăng cường sử dụng các nguồn lực để triển khai giám sát chủ động dịch bệnh. Thống kế, hiện cả nước có 42 tỉnh, thành phố đã xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2023. Nhưng chỉ có 21 tỉnh bố trí kinh phí với số tiền trên 40 tỷ đồng.

Cục Thú y đề nghị các địa phương, doanh nghiệp đẩy mạnh công tác giám sát dịch bệnh chủ động trên tôm, cá tra và một số đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao. Ảnh: Kim Anh.

Cục Thú y đề nghị các địa phương, doanh nghiệp đẩy mạnh công tác giám sát dịch bệnh chủ động trên tôm, cá tra và một số đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao. Ảnh: Kim Anh.

Ông Nguyễn Ngọc Tiến, Trưởng Phòng Thú y thủy sản, Cục Thú y đánh giá, nguồn lực này không đủ để triển khai công tác phòng chống dịch bệnh. Đặc biệt là việc giám sát chủ động, lấy mẫu xét nghiệm xác định nguyên nhân thủy sản chết nhiều.

Cũng có trường hợp một số địa phương chỉ bố trí nguồn kinh phí khi dịch bệnh xảy ra, chưa đúng tinh thần “phòng bệnh là chính”. Qua rà soát, Thứ trưởng Tiến thông tin, kinh phí phòng chống dịch bệnh thủy sản chỉ chiếm khoảng 8,34% tổng số kinh phí cấp cho công tác phòng chống dịch bệnh động vật.

Những tháng cuối năm, Cục Thú y đề nghị các địa phương, doanh nghiệp đẩy mạnh công tác giám sát dịch bệnh chủ động trên tôm, cá tra và một số đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao hoặc nuôi phổ biến.

Đến nay, cả nước đã có 32 cơ sở an toàn dịch bệnh. Trong đó, 32 cơ sở sản xuất tôm (27 cơ sở sản xuất tôm giống với số lượng đạt 40 tỷ post/năm và 3 cơ sở nuôi tôm thương phẩm), 2 cơ sở sản xuất cá cảnh xuất khẩu.

Cục Thú y đang tiếp tục hỗ trợ các cơ sở nuôi tôm xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định để phục vụ xuất khẩu.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.