| Hotline: 0983.970.780

Tiền Giang rà soát tình trạng 'phát triển nóng' cây sầu riêng

Thứ Hai 20/02/2023 , 17:52 (GMT+7)

Sở NN-PTNT Tiền Giang chỉ đạo khẩn trương khảo sát, xác định vùng trồng sầu riêng thích nghi, mang lại hiệu quả, đảm bảo tính bền vững, không để phát triển 'nóng', tự phát.

Các chuyên gia, nhà khoa học và ngành chức năng địa phương đánh giá khả năng thích nghi của cây sầu riêng trong vùng chuyển đổi cây trồng phía Bắc quốc lộ 1A. Ảnh: Minh Thành.

Các chuyên gia, nhà khoa học và ngành chức năng địa phương đánh giá khả năng thích nghi của cây sầu riêng trong vùng chuyển đổi cây trồng phía Bắc Quốc lộ 1A. Ảnh: Minh Thành.

Tại xã Hậu Thành, huyện Cái Bè, Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang vừa tổ chức hội thảo khoa học đánh giá khả năng thích nghi của cây sầu riêng trong vùng Đề án Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi khu vực phía Bắc Quốc lộ 1A, tỉnh Tiền Giang (gọi tắt là Đề án) và sơ kết Đề án đến năm 2022.

Theo đó, từ khi Đề án được triển khai đến nay, diện tích cây trồng được chuyển đổi, chủ yếu trên nền đất lúa là 2.926ha, đạt gần 120% kế hoạch đến năm 2022 và gần 40% so với mục tiêu đến năm 2025 (7.327ha). Trong đó, đất lúa đổi sang cây rau màu là 368ha, cây ăn trái 2.297ha và nuôi trồng thủy sản 261ha. Đáng chú ý, cây sầu riêng được chuyển đổi nhiều nhất với diện tích trên 985ha.

Các chuyên gia, nhà khoa học đã tập trung đánh giá về việc phát triển cây sầu riêng tại khu vực phía Bắc Quốc lộ 1A. GS.TS Nguyễn Bảo Vệ, nguyên Trưởng Khoa Nông Nghiệp (Trường Đại học Cần Thơ) đã phân tích, đánh giá về khả năng thích nghi của cây sầu riêng tại từng khu vực trong vùng Đề án. Từ đó, ông đã đề nghị ngành NN-PTNT nghiên cứu để xác định vùng phát triển cây sầu riêng thích hợp.

Cây sầu riêng đang thích tốt tại vùng đất Mỹ Lợi A, Cái Bè, Tiền Giang. Ảnh: Minh Đảm.

Cây sầu riêng đang thích tốt tại vùng đất Mỹ Lợi A, Cái Bè, Tiền Giang. Ảnh: Minh Đảm.

Tiền Giang xác định sầu riêng là một trong các cây trồng chủ lực của tỉnh, các tiến bộ khoa học kỹ thuật được ngành nông nghiệp quan tâm chuyển giao đến nhà vườn. Người dân trồng sầu riêng ngày càng quan tâm và đầu tư cải tạo, áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, không chỉ góp phần tăng chất lượng sản phẩm làm ra mà còn giúp có đủ sản phẩm cung cấp cho thị trường từng thời điểm trong năm.

Theo Sở NN-PTNT Tiền Giang, đến cuối năm 2022, diện tích sầu riêng toàn tỉnh là 17.653ha, chủ yếu tập trung tại các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành và Thị xã Cai Lậy. Diện tích cho thu hoạch khoảng 10.539ha, năng suất bình quân đạt 27,8 tấn/ha.

Tính đến thời điểm hiện tại, mã số vùng trồng sầu riêng được cấp và đang hoạt động trên địa bàn tỉnh là 5 mã số vùng trồng, với diện tích hơn 210ha cùng 149 hồ sơ đề nghị cấp mới mã số vùng trồng với diện tích 5.985ha đã gửi về Cục Bảo vệ thực vật chờ cấp mã số.

Nghị định thư xuất khẩu chính ngạch sầu riêng được Bộ NN-PTNT Việt Nam ký kết với Tổng Cục hải quan Trung Quốc đã tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm sầu riêng mở rộng thị trường cũng như nâng cao sản lượng xuất khẩu. Năm nay, giá bán sầu riêng dao động từ 100.000 - 190.000đ/kg, cao hơn năm ngoái từ 20.000 - 90.000đ/kg. Trừ hết các chi phí, nhiều nhà vườn thu được lợi nhuận từ 1 - 2 tỷ đồng/ha, người dân rất phấn khởi.

Ông Nguyễn Văn Mẫn, Giám đốc Sở NN-PTNT Tiền Giang chỉ đạo cơ quan chuyên môn của đơn vị khẩn trương nhanh chóng phối hợp với chính quyền địa phương xác định vùng trồng thích nghi vơí sầu riêng tại phía Bắc Quốc lộ 1A. Ảnh: Minh Thành.

Ông Nguyễn Văn Mẫn, Giám đốc Sở NN-PTNT Tiền Giang chỉ đạo cơ quan chuyên môn của đơn vị khẩn trương phối hợp với chính quyền địa phương xác định vùng trồng thích nghi vơí sầu riêng tại phía Bắc Quốc lộ 1A. Ảnh: Minh Thành.

Ông Nguyễn Văn Mẫn, Giám đốc Sở NN-PTNT Tiền Giang cho rằng: Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong vùng Đề án thời gian qua rất đa dạng. Những mô hình, kết quả đạt được đang có hiệu quả tốt. Do đó, các địa phương trong vùng Đề án cần tiếp tục duy trì, tạo sự thay đổi để nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.

Về tình hình phát triển “nóng” cây sầu riêng, ông Nguyễn Văn Mẫn chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật khẩn trương phối hợp vối các địa phương khảo sát chi tiết để xác định vùng trồng sầu riêng thích nghi, mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, đảm bảo tính bền vững, không để tự phát.

Sau khi xác định vùng trồng, phải có tài liệu hướng dẫn kỹ thuật phù hợp với từng vùng. Đồng thời, tổ chức các hội thảo tại các địa phương về hướng dẫn kỹ thuật canh tác sầu riêng, không để nông dân thất bại.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.