| Hotline: 0983.970.780

Thủy sản Thanh Hóa khó bứt phá vì không tự chủ được con giống

Thứ Ba 05/04/2022 , 16:33 (GMT+7)

Việc phụ thuộc nguồn giống thủy hải sản là rào cản lớn khiến nuôi trồng thủy hải sản ở Thanh Hóa nhiều năm qua không thể bứt phá.

Thời tiết diễn biến thất thường nên đầm tôm 0,6ha của ông Nguyễn Tiến Hùng vẫn chưa thể xuống giống vụ mới do phải mua con giống từ miền Nam. Ảnh: Võ Dũng.

Thời tiết diễn biến thất thường nên đầm tôm 0,6ha của ông Nguyễn Tiến Hùng vẫn chưa thể xuống giống vụ mới do phải mua con giống từ miền Nam. Ảnh: Võ Dũng.

Do thời tiết diễn biến thất thường, đầm tôm 0,6ha của ông Nguyễn Tiến Hùng cũng như nhiều hộ nuôi tại thôn Sao Vàng, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa cuối tháng 3 vẫn chưa thể xuống giống. Theo ông Hùng, hộ có đầm tôm được che nhà bạt vẫn còn dè dặt, những hộ nuôi tôm ngoài trời càng phải cẩn trọng trong việc thả giống hơn.

Ông Hùng cho biết, hầu hết các hộ nuôi ở đây đều mua giống tôm của các doanh nghiệp từ miền Nam đưa ra. Do thời gian vận chuyển dài, tôm giống khi về đến địa phương chưa thích nghi kịp với thời tiết nên khi thả xuống đầm, đạt tỷ lệ sống thấp và dịch bệnh dễ phát sinh. Nếu Thanh Hóa chủ động được nguồn giống người nuôi tôm sẽ đỡ vất vả.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Trạm trưởng Trạm thủy sản Thanh Hóa cho biết: “Hiện chúng tôi có 1.500m2 sản xuất các loại giống. Mỗi năm trạm sản xuất được khoảng vài chục triệu bốt tôm sú, tôm thẻ chân trắng và 2 triệu con cua xanh. Lượng con giống này chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu hiện tại của ngành nuôi trồng thủy sản tại Thanh Hóa', ông Tuấn cho hay.

Ông Tuấn cho rằng, đây là một thiệt thòi rất lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản ở Thanh Hóa. Bởi muốn nuôi trồng thủy sản bền vững, con giống phải thật sự khỏe mạnh trước lúc thả xuống đầm. Tuy nhiên, con giống lấy từ địa phương về sẽ gặp nhiều yếu tố bất lợi.

Do điều kiện thời tiết nên việc sản xuất con giống tại Thanh Hóa gặp rất nhiều khó khăn. Nếu con giống được sản xuất tại chỗ người nuôi sẽ giảm chi phí vận chuyển, thích nghi tốt hơn với điều kiện thủy, lý hóa địa phương. Còn khi mua từ các tỉnh khác về, quá trình vận chuyển dài sẽ khiến con giống bị yếu đi, thích nghi với môi trường khó khăn hơn. Từ đó, việc nuôi trồng sẽ kém hiệu quả.

Ông Tuấn cho biết thêm, nghề nuôi tôm ở đây không mấy suôn sẻ. Rất nhiều hộ đã phải cắm hết nhà cửa, ruộng vườn, vay ngân hàng lao vào con tôm như con thiêu thân nhưng tỷ lệ thất bại rất lớn. Một trong những nguyên nhân thất bại chính là vấn đề con giống.

Thanh Hóa là vùng nuôi biển đầy tiềm năng nhưng lượng con giống sản xuất tại địa phương chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ so với nhu cầu. Ảnh: Võ Dũng.

Thanh Hóa là vùng nuôi biển đầy tiềm năng nhưng lượng con giống sản xuất tại địa phương chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ so với nhu cầu. Ảnh: Võ Dũng.

Thanh Hóa là địa phương có tổng diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn rất lớn với 5.240ha, tổng sản lượng hàng năm đạt gần 31.000 tấn. Các đối tượng nuôi chủ yếu là tôm thẻ chân trắng, tôm sú, ngao, cá vược, các mú…

Theo thông tin từ Chi cục Thủy sản Thanh Hóa, mỗi năm địa phương cần khoảng 4,5 - 5,5 tỷ con giống mặn lợ các loại. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất giống tôm sú tại địa phương hàng năm sản xuất chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu nên giống tôm thẻ chân trắng, cá giống các loại phải di nhập từ các tỉnh, thành khác về là chính.

Đại diện Chi cục Thủy sản Thanh Hóa cho biết, để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản bền vững, thời gian tới, địa phương sẽ xã hội hóa hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong sản xuất giống. Các cơ quan nghiên cứu Nhà nước thực hiện nghiên cứu cơ bản, doanh nghiệp nghiên cứu ứng dụng nhằm từng bước nâng cao tính tự chủ về con giống thủy hải sản cho địa phương.

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

Lợn chết như ngả rạ, nhiều hộ chăn nuôi điêu đứng

LÀO CAI Tại xã Quy Mông hàng chục hộ dân đang rơi vào cảnh điêu đứng khi dịch tả lợn Châu Phi bùng phát. Lợn bệnh, lợn chết la liệt, nhiều trang trại đã trống chuồng.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất