| Hotline: 0983.970.780

Thông tin về nhà văn Nguyễn Minh Châu

Thứ Năm 20/11/2008 , 07:45 (GMT+7)

Xin cho biết Nhà văn qua đời vì bệnh gì? Gia đình ông hiện ở đâu, có thể liên hệ với ai?

* Đọc xong truyện Cỏ lau tôi rất thương nhớ nhà văn Nguyễn Minh Châu. Xin cho biết Nhà văn qua đời vì bệnh gì? Gia đình ông hiện ở đâu, có thể liên hệ với ai?

Nguyễn Minh Thông, Q.3, TPHCM

Nhà văn Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) là một trong những nhà văn hàng đầu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Là cây bút văn xuôi có đóng góp xuất sắc cho văn học thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Minh Châu lại thuộc trong số những người mở đường tinh anh cho công cuộc đổi mới văn học Việt Nam thời kỳ từ sau năm 1975.

Theo lời khẳng định của Nguyễn Khải, ông là "người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ sau này". Nhà văn Nguyễn Minh Châu sinh ngày 20 tháng 10 năm 1930.

Quê gốc: làng Thôi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Tốt nghiệp Thành chung. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1972 ). Vào năm 1944-1945, Nguyễn Minh Châu học Trường Kỹ nghệ Huế. Năm 1945 ông tốt nghiệp Thành chung. Tháng 1 năm 1950 ông học chuyên khoa Trường Huỳnh Thúc Kháng (Hà Tĩnh) và sau đó gia nhập quân đội theo học Trường sỹ quan Trần Quốc Tuấn.

Từ năm 1952 đến 1956 ông công tác tại Ban tham mưu tiểu đoàn 722, 706 thuộc sư đoàn 320. Từ năm 1956 đến năm 1958 ông là trợ lý văn hóa trung đoàn 64 thuộc sư đoàn 320. Năm 1961 ông theo học Trường Văn hoá Lạng Sơn. Năm 1962 về công tác tại phòng Văn nghệ quân đội, sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ quân đội. Ông mất ngày 23 tháng 1 năm 1989 vì bệnh ung thư máu tại Hà Nội.

Tác phẩm chọn lọc gồm có: Cửa sông (tiểu thuyết, 1966); Những vùng trời khác nhau (truyện ngắn,1970); Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972); Miền cháy (tiểu thuyết, 1977); Lửa từ những ngôi nhà (tiểu thuyết, 1977); Những người đi từ trong rừng ra (tiểu thuyết, 1982), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (truyện ngắn, 1983); Bến quê (truyện ngắn, 1985); Mảnh đất tình yêu (tiểu thuyết, 1987); Cỏ lau (truyện vừa, 1989). Ông đã được Giải thưởng Bộ Quốc phòng năm (1984-1989) cho toàn bộ tác phẩm của ông viết về chiến tranh và người lính; Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (1988- 1989) cho tập truyện vừa Cỏ lau. Bạn muốn liên hệ với gia đình nhà văn có thể hỏi qua nhà văn Nguyễn Bảo – Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội, ĐT: 0903448216. 

* Năm nay tôi 22 tuổi nhưng không biết vì sao tóc bị bạc rất nhiều, xin cho tôi hỏi có cách nào chữa hay không? Tôi cũng uống nhiều loại thuốc dân gian nhưng không hết và ngày càng nhiều thêm.

dobuchar@yahoo.com

Theo BS Nguyễn Nghiêm thì tình trạng tóc bạc sớm thường do di truyền, dinh dưỡng và trạng thái tinh thần gây ra. Để chữa tóc bạc sớm, người bệnh phải dùng thuốc, đồng thời tâm trạng vui vẻ, ăn uống hợp lý cũng góp phần làm giảm nguy cơ. Dân gian đã đúc kết một số kinh nghiệm chữa bệnh này như sau:

- Tỏi 2 nhánh, gừng tươi 5 g, giã nát; bôi lên tóc mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Sáng hôm sau gội thật sạch đầu bằng nước ấm, làm liên tục trong 3-4 tháng. 

- Tim lợn kết hợp với 10 g bách tử nhân đã tán nhỏ đem hấp chín. 

- Cà rốt 150 g, tủy lợn sống 30 g. Cà rốt rửa sạch ninh cùng với tủy lợn, ngày 2 lần. 

- Vừng đen 300 g rang chín, hà thủ ô 300 g sấy khô hai thứ, tán mịn; đường trắng vừa đủ dùng, trộn lẫn với nhau, mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa cà phê hòa với nước sôi. 

- Long nhãn 50 g, mộc nhĩ đen 3 g, đường phèn vừa đủ cho cả 3 thứ vào đun sôi kỹ rồi uống. 

- Quả dâu rửa sạch, ép lấy nước, cho vào nồi (nồi đất) cô thành cao để uống.

Bạn cứ áp dụng thử xem sao. Nếu bài thuốc nào cho hiệu quả xin thông tin lại cho chuyên mục này nhé.

Xem thêm
Hiệu quả từ xóa nhà tạm, dột nát ở huyện vùng cao Quảng Ngãi

Các địa phương vùng cao ở Quảng Ngãi đã có cách làm hay, sáng tạo, vừa ngăn được tình trạng phá rừng làm nhà, vừa sớm về đích xóa nhà tạm.