| Hotline: 0983.970.780

Thịt nuôi cấy và thịt thực vật đang trở thành xu hướng được quan tâm

Thứ Tư 23/04/2025 , 04:26 (GMT+7)

Nhiều doanh nghiệp đã chủ động đổi mới, phát triển sản phẩm thịt sạch, dinh dưỡng cao và thân thiện môi trường.

Theo báo cáo mới nhất của Precedenceresearch, quy mô thị trường sản phẩm thịt toàn cầu ước đạt khoảng 1.805 tỷ USD trong năm 2025 và được dự báo sẽ tăng lên gần 2.710 tỷ USD vào năm 2034, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 4,6%.

Riêng khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang giữ vai trò dẫn dắt với quy mô vượt mốc 812 tỷ USD trong năm 2025 và tăng trưởng đều đặn 4,7% mỗi năm.

Quy mô thị trường sản phẩm thịt giai đoạn 2024 đến 2034 (tỷ USD). Nguồn: Precedenceresearch.

Quy mô thị trường sản phẩm thịt giai đoạn 2024 đến 2034 (tỷ USD). Nguồn: Precedenceresearch.

Sản phẩm thịt trên thị trường bao gồm thịt tươi, thịt chế biến, thịt nuôi cấy và thịt thực vật. Trong đó, thịt chế biến sẵn đang chiếm ưu thế nhờ đáp ứng nhu cầu tiện lợi của người tiêu dùng hiện đại. Các sản phẩm như xúc xích, thịt nguội, thịt hộp... được ưa chuộng tại cả kênh bán lẻ và thực phẩm dịch vụ. Đây cũng là nhóm sản phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất hiện nay.

Thịt lợn là phân khúc chiếm thị phần lớn nhất toàn cầu, do hương vị dễ ăn, giá cả hợp lý và phù hợp với khẩu vị tại nhiều quốc gia, đặc biệt ở châu Á. Sự phổ biến của thịt lợn tại các nước như Trung Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc tiếp tục duy trì vai trò trụ cột cho tăng trưởng ngành.

Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ protein động vật ngày càng tăng, nhất là tại các đô thị lớn - nơi người dân có thu nhập cao hơn và hướng đến chế độ ăn giàu dinh dưỡng.

Đô thị hóa cũng thúc đẩy xu hướng tiêu dùng thực phẩm tiện lợi, tạo điều kiện cho các sản phẩm thịt chế biến tiếp cận người tiêu dùng thông qua hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi và kênh bán lẻ trực tiếp.

Một động lực quan trọng khác là sự đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng chế biến và phân phối tại các quốc gia đang phát triển. Chính phủ và doanh nghiệp tư nhân ở nhiều nước châu Á đã tăng cường xây dựng nhà máy giết mổ, chuỗi cung ứng lạnh và mạng lưới phân phối hiện đại để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng lớn.

Tuy vậy, thị trường cũng đối mặt với một số thách thức không nhỏ. Việc sử dụng phụ gia nitrat và nitrit trong thịt chế biến làm dấy lên lo ngại về sức khỏe, khiến nhiều người tiêu dùng chuyển sang lựa chọn thịt tươi không qua xử lý hóa học. Đồng thời, các dịch bệnh trên vật nuôi như: Dịch tả lợn Châu Phi, E.coli hay Salmonella tiếp tục là yếu tố gây gián đoạn chuỗi cung ứng và biến động giá thịt.

Trước những thách thức đó, nhiều doanh nghiệp đã chủ động đổi mới, phát triển sản phẩm thịt sạch, dinh dưỡng cao và thân thiện môi trường. Thịt nuôi cấy và thịt thực vật cũng đang trở thành xu hướng được quan tâm tại các thị trường phát triển.

Với động lực từ tăng dân số, thay đổi khẩu vị và mức sống nâng cao, thị trường sản phẩm thịt toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng mạnh mẽ trong thập kỷ tới, đặc biệt tại các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và các nước châu Phi.

Xem thêm
Sẽ có 'dịch vụ' bắt chó thả rông cơ động

ĐỒNG NAI Mô hình bắt chó thả rông này được kỳ vọng sẽ tiết kiệm chi phí, nhân lực, đồng thời nâng cao hiệu quả phòng chống bệnh dại đang ở mức báo động tại Đồng Nai.

Sơn La dự kiến một năm bội thu trái cây

Năm 2025, Sơn La dự kiến tổng sản lượng cây ăn quả và cây sơn tra ước đạt 510.000 tấn, tăng 31% so với năm 2024.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Ngăn chặn khai thác rong mơ kiểu tận diệt

Quảng Ngãi Quảng Ngãi sở hữu nguồn rong mơ tự nhiên phong phú, nhưng việc khai thác theo kiểu tận diệt đang làm tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển.

Sếu đầu đỏ Thái Lan đã về Tràm Chim

Đồng Tháp Tỉnh Đồng Tháp đã chính thức tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ từ Thái Lan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong nỗ lực bảo tồn loài chim quý hiếm tại Vườn quốc gia Tràm Chim.