| Hotline: 0983.970.780

Thái Nguyên: Gần 4.300 người phải tiêm vacxin, huyết thanh phòng bệnh dại

Thứ Ba 30/07/2024 , 21:43 (GMT+7)

Từ đầu năm đến nay, tỉnh Thái Nguyên đã có gần 4.300 người phải tiêm vacxin, huyết thanh để phòng và điều trị dự phòng bệnh dại do bị chó nghi dại cắn.

Người dân Thái Nguyên tiêm vacxin phòng bệnh dại cho vật nuôi. Ảnh: Báo Thái Nguyên.

Người dân Thái Nguyên tiêm vacxin phòng bệnh dại cho vật nuôi. Ảnh: Báo Thái Nguyên.

Theo thống kê, tính từ đầu năm đến nay, tỉnh Thái Nguyên đã có gần 4.300 người phải tiêm vacxin, huyết thanh để phòng và điều trị dự phòng bệnh dại do bị chó nghi dại cắn, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó có hơn 800 trường hợp phải tiêm huyết thanh kháng dại.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên cho biết, từ đầu năm đến nay, đơn vị đã tiêm phòng bệnh dại cho hơn 1.800 bệnh nhân. Theo đó, số trường hợp bị vết cắn nặng, nguy hiểm phải tiêm huyết thanh kháng dại 667 bệnh nhân.

Tại 9 huyện, thành phố đã có gần 2.500 người phải tiêm vacxin phòng bệnh dại, trong đó, huyện Phú Lương có số người tiêm cao nhất với hơn 900 trường hợp; huyện Đại Từ đứng thứ 2 với hơn 400 trường hợp; tiếp đến là huyện Định Hóa với hơn 370 trường hợp và huyện Phú Bình có hơn 350 trường hợp.

Hiện nay, tổng đàn chó, mèo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đạt khoảng gần 260.000 con. Chỉ tiêu kế hoạch giao tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại cho đàn chó, mèo năm 2024 trên địa bàn toàn tỉnh dự kiến khoảng 155.000 liều, được chia thành 2 đợt, trong đó đợt 1 từ tháng 3 đến tháng 4 và đợt 2 tiêm bổ sung từ tháng 9 đến tháng 10.

Để công tác phòng, chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả cao, thực tế cho thấy, bên cạnh giải pháp tiêm phòng vacxin, ngành chức năng và các địa phương cần có chế tài để xử lý nghiêm những trường hợp không chấp hành các quy định về phòng, chống bệnh dại cho chó, mèo.

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Biến phụ phẩm thủy sản thành 'vàng xanh': [Bài 3] Biến vỏ sò, ốc biển thành trang sức giá trị cao

TP.HCM Không chỉ xương cá, vỏ tôm… vỏ sò, ốc cũng được các nghệ nhân tận dụng hiệu quả, tái chế thành quà lưu niệm, trang sức có giá trị cao.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất