| Hotline: 0983.970.780

Thái Lan hợp pháp hóa cần sa- cơ hội làm giàu cho nông dân

Thứ Hai 13/12/2021 , 15:31 (GMT+7)

Việc cho phép trồng, sử dụng, chế biến và thương mại hóa nốt đối với hoa và nụ cần sa sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm và cơ hội cho nông dân.

Đồ ăn nhẹ (bánh) có thành phần cần sa được trưng bày tại triển lãm Ganja Appetit ở trung tâm mua sắm Seacon Square (Thái Lan) hôm 26 tháng 11. Ảnh: Somchai Poomlard

Đồ ăn nhẹ (bánh) có thành phần cần sa được trưng bày tại triển lãm Ganja Appetit ở trung tâm mua sắm Seacon Square (Thái Lan) hôm 26 tháng 11. Ảnh: Somchai Poomlard

Dự kiến vào thứ Năm tới, Bộ Y tế Công cộng Thái Lan sẽ có động thái thúc đẩy hợp pháp hóa tất cả các bộ phận của cây cần sa, đồng thời dỡ bỏ những rào cản cuối cùng ngăn cản việc sử dụng và thương mại hóa loại cây này.

Trước đó, nhà chức trách Thái Lan đã loại bỏ thân, rễ, lá và cành của cây cần sa khỏi danh sách chất ma túy Nhóm 5, nhưng vẫn giữ nguyên chế tài đối với hoa và nụ.

Theo Bộ luật Ma túy mới, có hiệu lực bắt đầu từ ngày 16/12/2021, Thái Lan sẽ không còn đề cập đến cây cần sa và cây gai dầu nữa. Và động thái tiếp theo là chính phủ quốc gia Đông Nam Á sẽ công bố danh sách các chất ma tuý dựa trên luật mới sửa đổi.

Bộ trưởng Y tế Công cộng Anutin Charnvirakul cho biết, hầu như tất cả các bộ phận của cây cần sa đều được cho phép sử dụng, thương mại hóa, ngoại trừ một dạng duy nhất là chiết xuất cannabidiol (CBD) với hàm lượng chất kích thích thần kinh (THC) trên 0,2%.

Khi danh sách mới có hiệu lực, tất cả các sản phẩm của cây cần sa như tinh dầu, xà phòng, mỹ phẩm và chất bổ sung, thường có ít hơn 0,2% chất THC, đều có thể được sản xuất và sử dụng tự do.

“Tỷ lệ này không phải do Thái Lan đơn phương đặt ra. Đó là tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới”, ông Anutin nói, đồng thời đề cập đến nồng độ cô đặc được cho là nguy hiểm.

Vào cuối tuần vừa qua, Bộ trưởng Anutin đã có mặt tại tỉnh Nakhon Phanom để khởi động cho sự kiện “Khởi động cần sa tại Ngân hàng Mekong”, nhằm mục đích khuyến khích mọi người trồng và chế biến cần sa để tăng thêm thu nhập, từ đó sẽ kích thích nền kinh tế và khơi thông ngành du lịch nông nghiệp địa phương.

Theo các nguồn tin, các hộ gia đình, nông dân sẽ không còn bị giới hạn về số lượng cây cần sa có thể trồng. Tuy nhiên yêu cầu duy nhất là họ phải xin phép cơ quan chức năng trước khi trồng. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Thái Lan là cơ quan sẽ hướng dẫn để hợp lý hóa và tạo thuận lợi cho quy trình này.

Ông Anutin nói, các tình nguyện viên y tế thôn bản cũng sẽ được khuyến khích thông báo cho mọi người rằng hầu hết các bệnh viện ở Thái Lan đều sẽ nguồn cần sa để cung cấp thuốc thay thế. Bước tiếp theo là sẽ đưa các loại thuốc đã được phê duyệt có chiết xuất từ ​​cần sa vào danh mục thuốc chính thức cho chương trình bảo hiểm toàn dân.

Việc hợp pháp hóa cây cần sa sẽ mở ra nhiều cơ hội làm giàu cho người dân Thái Lan. Ảnh: BKP

Việc hợp pháp hóa cây cần sa sẽ mở ra nhiều cơ hội làm giàu cho người dân Thái Lan. Ảnh: BKP

“Những gì chúng tôi đạt được cho đến nay chính là lời khẳng định rằng thân, rễ, lá và cành cần sa không phải là ma túy. Và bắt đầu từ năm sau, chúng tôi sẽ loại bỏ tất cả mọi thứ - thân, rễ, cành, lá, chồi, hoa và hạt - khỏi danh sách chất gây nghiện”, ông Anutin cho biết.

Theo ông Anutin, mọi người đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 và sáng kiến ​​cần sa sẽ có ích. “Khi nền kinh tế đang khởi sắc và chúng tôi không có sản phẩm mới thay thế, mọi người sẽ tiếp tục làm những công việc tương tự và cạnh tranh với nhau. Nhưng nếu chúng tôi cho họ lựa chọn, họ có thể học cách xây dựng dựa trên đó, tạo ra các sản phẩm và mô hình kinh doanh mới, từ đó sẽ đẩy nhanh sự phục hồi kinh tế”, ông Anutin nói.

Hiện chính phủ Thái Lan cũng có chính sách quảng bá các loại thảo mộc khác như cây gai dầu và cây kratom.

Cần sa bắt nguồn từ loại thực vật có tên khoa học là cannabis sativa L., họ Cannabinaceae. Chất chính gọi là cannabinoid đã được tìm thấy, như THC và cannabinol. Trong các chất đó, THC là hoạt chất chính gây tác dụng về mặt tâm thần. Trong cần sa có chứa chất tetrahydrocannabinol: THC, chất này có tác dụng hạ huyết áp, an thần nhưng đặc biệt là kích thích và gây nghiện, tạo cảm giác thư giãn, sảng khoái, phấn chấn với những ảo giác. Nhựa cần sa có nồng độ gây nghiện gấp 8-10 lần thảo mộc cần sa. Tinh dầu cần sa có màu hơi tối và nồng độ các chất gây nghiện cao gấp 3-4 lần nhựa cần sa.

Hiện nay phần lớn các quốc gia trên thế giới đều coi việc trồng, vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ cần sa là bất hợp pháp. Trong khi đó cũng đã có một số nước đã hợp pháp hóa việc sử dụng cần sa hoặc dùng cần sa vào lĩnh vực y tế gồm Hà Lan, Colombia, Uruguay, Canada và Úc. Tại Mỹ hiện đã có hơn 20 bang hợp pháp hóa cần sa.

(BKP)

Xem thêm
Chưa đạt mục tiêu tăng trưởng, Cục Chăn nuôi và Thú y nêu loạt giải pháp

Theo đó, ngành chăn nuôi và thú y lên kịch bản tăng trưởng cụ thể cho từng quý còn lại của năm với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2025.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

169 hạt sen bay lên vũ trụ: Khoa học và niềm tự hào dân tộc

Phi hành gia Amanda Nguyễn mang 169 hạt sen của Việt Nam bay vào không gian là khởi đầu mới trong nghiên cứu khoa học và thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Tổ đoàn kết nhân đôi sức mạnh ngư dân, làm 'tai mắt' trên biển

ĐÀ NẴNG Đà Nẵng có gần 100 tổ đoàn kết với 700 tàu cá cùng hỗ trợ nhau vươn khơi bám biển, khai thác thủy sản bền vững và chấp hành quy định chống khai thác IUU.

Cháy rừng từ Hòa Bình lan sang Hà Nam

HÀ NAM Lực lượng chức năng đang khẩn trương ngăn chặn đám cháy từ tỉnh Hoà Bình lan sang khu rừng ở phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.