| Hotline: 0983.970.780

Thả về tự nhiên gần 200 cá thể động vật hoang dã

Thứ Ba 10/05/2022 , 07:01 (GMT+7)

QUẢNG BÌNH Sau khi được Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội cứu hộ, gần 200 cá thể động vật hoang dã đã được thả về Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Gần 200 đật vật hoang dã về với tự nhiên

Ngày 9/5, thông tin từ Ban Quản lý Vườn Quốc gia (VQG) Phong Nha – Kẻ Bàng cho biết, đơn vị này vừa phối hợp với Sở NN–PTNT Thành phố Hà Nội và Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội tổ chức thả gần 200 cá thể động vật hoang dã sau cứu hộ về môi trường tự nhiên ở các khu vực rừng của VQG Phong Nha – Kẻ Bàng.

Thả các cá thể chim quý về với rừng tự nhiên. Ảnh: Trọng Hiểu.

Thả các cá thể chim quý về với rừng tự nhiên. Ảnh: Trọng Hiểu.

Theo đó, 133 cá thể động vật hoang dã được tiếp nhận gồm: Culi, chim yểng, vẹt ngực đỏ, vẹt má vàng, cầy vòi hương, cầy vòi mốc, dúi, mèo rừng, rái cá vuốt bé, rùa bốn mắt, rùa sa nhân, rùa hộp trán vàng miền Bắc và hàng chục cá thể rắn các loại với tổng trọng lượng 38,5 kg như hổ mang, sọc khoanh, cạp nong sọc dưa và rắn ráo thường...

Trong số động vật được thả đợt này có 4 loài (dúi, rắn sọc dưa, rắn cạp nong và rắn ráo thường) thuộc nhóm thông thường; 5 loài (cu li lớn, cu li nhỏ, rái cá vuốt bé, rắn hổ chúa và rùa hộp trán vàng miền Bắc) thuộc nhóm IB; số còn lại thuộc nhóm IIB theo quy định tại Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Toàn bộ số cá thể động vật hoang dã nói trên do cơ quan chức năng tại Hà Nội thu giữ cũng như vận động người dân giao nộp trong thời gian vừa qua và chuyển đến Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội tiếp nhận, chăm sóc, phục hồi tập tính.

Đến nay, khi các cá thể động vật đã bảo đảm sức khỏe, đủ điều kiện trở lại sinh sống trong môi trường tự nhiên, các đơn vị liên quan đã tổ chức thả tại các địa điểm thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Sau khi được thả, các loài động vật hoang dã này sẽ được cơ quan chuyên môn tiếp tục theo dõi nhằm đảm bảo quá trình hòa nhập với môi trường tự nhiên.

Đây là lần thứ 2 Ban Quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng với Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội phối hợp thả các động vật hoang dã về môi trường tự nhiên. Ảnh: Trọng Hiểu.

Đây là lần thứ 2 Ban Quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng với Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội phối hợp thả các động vật hoang dã về môi trường tự nhiên. Ảnh: Trọng Hiểu.

Được biết, đây là lần thứ hai Ban Quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng phối hợp cùng Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội tổ chức tái thả các loại động vật hoang dã sau cứu hộ. Lần trước là vào đầu tháng 7/2020, hai đơn vị cũng đã tổ chức tái thả về môi trường tự nhiên 6 loài động vật hoang dã với 42 cá thể gồm: 4 khỉ đuôi lợn, 3 khỉ vàng, 2 khỉ mặt đỏ, 31 con rùa sa nhân, 1 cá thể cu ly lớn và 1 cá thể cu ly nhỏ.

Ông Đinh Huy Trí, Phó Giám đốc Ban Quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng cho biết, việc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội lựa chọn VQG Phong Nha - Kẻ Bàng làm địa điểm thả các loại động vật hoang dã sau cứu hộ đã khẳng định năng lực cứu hộ cũng như nỗ lực của Ban Quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng trong công tác quản lý, bảo vệ tính đa dạng sinh học.

Việc hai lần tiếp nhận và tái thả các loại động vật hoang dã đã góp phần tăng cường sự phối hợp giữa Ban Quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng với Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội trong công tác bảo vệ động vật hoang dã, đồng thời đảm bảo sự đa dạng về sinh học tại Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng.

Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội là một trong những đơn vị đầu tiên trên cả nước được thành lập thực hiện chức năng cứu hộ, bảo tồn, nhân nuôi sinh sản, tổ chức nghiên cứu nguồn động vật hoang dã các thế hệ sau (F2); là một trong những đơn vị có cơ sở vật chất tốt nhất trong các trung tâm cứu hộ thuộc khối nhà nước với đội ngũ cán bộ chuyên môn có kinh nghiệm chăm sóc, điều trị trong cứu hộ động vật hoang dã.

Cứu hộ cá thể Vọoc Hà Tĩnh

Mới đây, Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật thuộc Ban Quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Hạt kiểm lâm VQG Phong Nha – Kẻ Bàng và Công an Thị trấn Phong Nha (huyện Bố Trạch, Quảng Bình) cũng đã tiếp nhận 1 cá thể Voọc Hà Tĩnh để tiến hành chăm sóc, cứu hộ.

Cá thể Voọc Hà Tĩnh được đưa về chăm sóc tại Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Ảnh: Trọng Hiểu.

Cá thể Voọc Hà Tĩnh được đưa về chăm sóc tại Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Ảnh: Trọng Hiểu.

Cá thể Voọc Hà Tĩnh kể trên có trọng lượng 8 kg, được bà Nguyễn Thị Mỹ (trú tại Thị trấn Phong Nha, Bố Trạch, Quảng Bình ) tình cờ phát hiện trước sân nhà vào sáng ngày 17/4/2022 nên đã trình báo với các cơ quan chức năng để tự nguyện giao nộp. Tại thời điểm tiếp nhận, cá thể Voọc Hà Tĩnh có dấu hiệu suy giảm tập tính hoang dã, sức khỏe yếu và ở giữa bụng có một túi phình ra, nghi ngờ bị thoát vị rốn.

Vì vậy, nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho cá thể Voọc Hà Tĩnh trong thời gian cứu hộ và sau khi thả về môi trường tự nhiên, cán bộ Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã tham khảo ý kiến các chuyên gia về cứu hộ linh trưởng tại VQG Cúc Phương để hội chẩn và đưa ra phương pháp điều trị, chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp.

Được biết, cá thể Voọc Hà Tĩnh (Trachypithecus hatinhensis) là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IB theo quy định tại Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Phát hiện bệnh dại, địa phương tổ chức truy bắt chó thả rông

QUẢNG NGÃI Sau khi phát hiện 2 con chó dương tính với bệnh dại, xã Ia Tơi (tỉnh Quảng Ngãi) đã hướng dẫn người dân tiêm phòng và triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch.

Nhãn chín sớm giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi chính vụ

HƯNG YÊN Tự chọn lọc được giống nhãn chín sớm hơn trà chính vụ khoảng 1 tháng, ông Đỗ bán được nhãn quả với giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi nhãn chính vụ.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất