| Hotline: 0983.970.780

Tàu giã cào ngoại tỉnh càn quét vùng biển Hà Tĩnh

Thứ Tư 22/05/2019 , 17:36 (GMT+7)

Hơn một tháng nay, ngư dân huyện Cẩm Xuyên buộc phải viết đơn cầu cứu chính quyền vì tàu giã cào “nuốt” hết ngư lưới cụ, đẩy tàu thuyền của bà con nằm bờ.

Mặc dù các lực lượng chức năng đã dùng mọi biện pháp ngăn chặn các đội tàu giã cào ngoại tỉnh khai thác vùng biển gần bờ tỉnh Hà Tĩnh song mọi nỗ lực gần như không đạt kết quả. 

12-21-41_1
Ngư dân Cẩm Lộc bức xúc vì đội tàu giã cào lộng hành đã làm đơn cầu cứu cơ quan chức năng.

Thời điểm này đang chính vụ cá Nam (từ tháng 3 đến tháng 9), thời tiết thuận lợi cho việc đánh bắt hải sản nhưng hàng trăm ngư dân xã Cẩm Lộc, huyện Cẩm Xuyên buộc phải gác mái chèo, neo thuyền vào bờ để sửa sang ngư lưới cụ bị tàu giã cào phá hỏng.

Vấn nạn tàu giã cào các tỉnh Nghệ An, Quảng Ngãi, Thanh Hóa... lén lút đánh bắt vùng lộng - vùng biển dành cho tàu thuyền công suất nhỏ đã diễn ra nhiều năm nay. Cơ quan chức năng cũng đã thực hiện nhiều biện pháp, chế tài ngăn chặn song gần như hiệu quả không đáng kể.

Theo phản ánh của ngư dân, từ đầu năm 2019 đến nay, biển vùng lộng từ Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên) đến thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) liên tục xuất hiện các cặp tàu giã cào ngoại tỉnh công suất lớn vào đánh bắt trái phép. Có ngày ngư dân bắt gặp 6 - 7 cặp đang càn quét vùng lộng khiến tàu công suất dưới 90CV hành nghề câu ghẹ, mực, tôm, cá không thể hoạt động; ngư lưới cụ vướng chân vịt đội tàu lớn mất hoặc hư hỏng nghiêm trọng; hải sản bị hủy diệt, môi sinh, môi trường bị ảnh hưởng...

12-21-41_2
Mặc dù đang chính vụ khai thác nhưng gần một tháng nay ngư dân không thể vươn khơi vì ngư lưới cụ bị tàu giã cào phá hỏng, cuốn mất.

Anh Lê Văn Dũng (SN 1982), thôn Trung Hà, xã Cẩm Lộc cho biết, hơn một tháng trước anh thả 300 lồng bẫy ghẹ ở vùng biển huyện Kỳ Anh, nhưng vừa thả tối hôm nay sáng hôm sau ra kiểm tra toàn bộ lồng đã biến mất.

“Số lồng này tôi mua hết 48 triệu đồng, bây giờ không dám đóng lồng mới để ra biển nữa vì tàu giã cào vẫn tiếp tục hoạt động ở đây thì ngư lưới cụ sẽ tiếp tục bị mất”, ngư dân Dũng bức xúc.

Chung cảnh ngộ, tàu của anh Nguyễn Văn Huệ, thôn Lộc Thủy, xã Cẩm Lộc mấy tuần nay cũng phải nằm bờ vì 150 lồng đánh ghẹ bị tàu giã cào “ăn” mất cách đây hơn 20 ngày.

Không chỉ mất ngư lưới cụ, không ít tàu thuyền của ngư dân Cẩm Lộc bị tàu giã cào đâm chìm, thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Trường hợp của anh Dương Ngọc Sơn (SN 1986), thôn Vinh Lộc là một ví vụ. Vào khoảng tháng 4/2018, khi đang đánh bắt cùng chú của mình là ông Dương Văn Sinh ở vùng Đảo Én (Quảng Bình) chiếc thuyền kiếm cơm của anh Sơn bị tàu giã cào công suất lớn đánh chìm. Chiếc thuyền sau đó được lực lượng Bộ đội biên phòng kéo lên, lai dắt vào bờ. Tàu giã cào bị lập biên bản, phạt 80 triệu đồng. Anh Sinh được bồi thường 20 triệu đồng nhưng không đủ để sữa chữa chiếc thuyền, thậm chí anh còn mất tong 380 chiếc lồng ghẹ.

Trao đổi với NNVN, trưởng thôn Trung Hà cũng là ngư dân chuyên đi câu cá đuối Lê Văn Quân cho hay, vùng lộng từ Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh đến Cửa Sót, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) thường xuyên bị tàu giã cào các tỉnh khác vào đánh bắt trái phép. Họ sử dụng lưới dạ, đèn pha, thậm chí là sử dụng mìn, thuốc nổ đánh bắt cả ngày lần đêm, vào sâu tận mép đá ở bờ biển.

“Việc tàu giã cào hoạt động trái phép như thế không những ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt của tàu thuyền công suất dưới 90CV mà còn tận diệt nguồn lợi hải sản và có nguy cơ mất an toàn trên biển. Chúng tôi rất mong các cơ quan chức năng có chế tài, biện pháp mạnh tay ngăn chặn đội tàu giã cào này để ngư dân thôn Trung Hà nói riên, xã Cẩm Lộc nói chung yên tâm vươn khơi, bám biển”, ông Quân đại diện bà con ngư dân đề đạt kiến nghị.

12-21-41_3
Nhiều tàu thuyền nhỏ của ngư dân địa phương bị tàu giã cào đôi các tỉnh Nghệ An, Quảng Ngãi, Thanh Hóa nhấn chìm.

Bức xúc trước thực trạng tàu giã cào “oanh tạc”, hàng trăm ngư dân Cẩm Lộc viết đơn cầu cứu Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh. Mới đây, lãnh đạo đơn vị này cho biết sẽ sớm triển khai lực lượng kiểm ngư xuống địa bàn để xử lý. Đồng thời, cho biết, từ năm 2016 - 2018, Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh đã phát hiện, xử lý 18 tàu thuyền vi phạm quy định về khai thác hải sản, phạt hành chính số tiền 133,5 triệu đồng. Nhưng từ đầu năm 2019 đến nay Chi cục không phát hiện, xử lý được tàu giã cào nào vi phạm.

Theo lãnh đạo Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh, việc tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên biển của đơn vị gặp rất nhiều khó khăn. Tàu kiểm ngư sản xuất từ năm 1997 nay đã xuống cấp, không chịu được sóng gió lớn, hơn nữa lực lượng kiểm ngư có 4 người cộng với 2 người của tàu nữa là 6, chủ yếu đã lớn tuổi nên rất khó bắt giữ, đẩy đuổi tàu giã cào.

Mặt khác, năm 2019, Nghị định 103/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản hết hiệu lực nên việc xử lý tàu cá vi phạm chưa có căn cứ nào để xử phạt mà chỉ có thể xua đuổi ra khỏi vùng đánh bắt trái phép. “Ngư dân khi làm bẫy đánh bắt hải sản nên làm phao tiêu, cờ báo hiệu và có biện pháp đánh dấu ngư cụ để tàu giã cào né tránh, đề phòng trường hợp bị mất ngư cụ”, lãnh đạo Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh khuyến cáo.

Xã Cẩm Lộc, huyện Cẩm Xuyên có 3 thôn chuyên đánh bắt, kinh doanh thủy hải sản là Vinh Lộc, Trung Hà và Lộc Thuỷ. Toàn xã có 34 tàu trên 90CV, gần 150 tàu thuyền dưới 90CV với hơn 700 lao động. Gần 1 tháng nay, hầu hết ngư dân Cẩm Lộc không thể vươn khơi, số đi cũng chỉ thu về được rất ít hải sản, không đủ bù chi.

Xem thêm
Sơn La giám sát môi trường 16 trang trại chăn nuôi lớn

Sơn La Sơn La sẽ triển khai quan trắc, cảnh báo, giám sát môi trường tại 16 trang trại, gồm 8 trang trại lợn, 3 trang trại trâu, 5 trang trại bò tại 7 huyện.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Canh tác lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng hơn 6 triệu đồng/ha

TRÀ VINH Năng suất lúa trong mô hình đạt 6,4 - 6,6 tấn/ha, tăng khoảng 5 - 6% so với ngoài mô hình. Lợi nhuận tăng từ 20 - 25% so với ngoài mô hình.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nguy cơ cháy rừng cao, Lạng Sơn tổ chức trực 24/24 giờ

LẠNG SƠN Tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị, địa phương tiếp tục chủ động triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.