| Hotline: 0983.970.780

Sức mạnh cộng đồng trong bảo vệ rừng gắn với khai thác thủy sản bền vững

Thứ Hai 23/10/2023 , 16:26 (GMT+7)

SÓC TRĂNG Nhóm đồng quản lý được thành lập đã huy động tốt sức mạnh của cộng đồng trong công tác bảo vệ rừng gắn với khai thác thủy sản bền vững.

Người dân thu hoạch ốc len tại rừng phòng hộ trên địa bàn xã An Thạnh 3, Cù Lao Dung. Ảnh: Kim Anh.

Người dân thu hoạch ốc len tại rừng phòng hộ trên địa bàn xã An Thạnh 3, Cù Lao Dung. Ảnh: Kim Anh.

Từ mô hình hỗ trợ sinh kế thuộc Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ĐBSCL (WB9) triển khai thí điểm tại xã An Thạnh 3, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng vào năm 2019, đến nay, địa phương đã hình thành và nhân rộng thêm nhiều diện tích nuôi thủy sản dưới tán rừng.

Đặc biệt là sự ra đời của các nhóm đồng quản lý vừa bảo vệ rừng, vừa phát triển nuôi trồng thủy sản. Điển hình như mô hình nuôi ốc len, ba khía của nhóm đồng quản lý ấp Võ Thành Văn, xã An Thạnh Nam hay mô hình nuôi ốc len - ba khía - cá thòi lòi ở tổ quản lý, bảo vệ rừng ấp An Quới, xã An Thạnh 3…

Bà con trong các nhóm đồng quản lý này nhận thức rõ khi rừng phát triển, điều kiện nuôi trồng thủy sản sẽ được mở rộng, thu nhập từ đó cũng tăng lên. Từ đó ý thức, trách nhiệm của người dân có chuyển biến rõ rệt. Người dân phối hợp cùng địa phương tham gia tuần tra, bảo vệ các loài thủy sản được thả nuôi.

Khu vực rừng ven bãi bồi ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình, huyện Trần Đề là nơi trú ngụ của nhiều loài thủy sản xuất hiện theo mùa như: sò huyết, cá ngát, cá bóng sao… Đa số nguồn thu nhập của người dân nơi đây gắn liền với nghề khai thác, đánh bắt ven bờ. Do đó, việc phát triển nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng rất cần thiết để giảm cường lực khai thác, đánh bắt nguồn lợi thủy sản tự nhiên, nhưng vẫn đảm bảo sinh kế thu nhập ổn định vài trăm nghìn đồng mỗi ngày.

Đánh bắt thủy sản tại bãi bồi khu vực rừng phòng hộ Mỏ Ó, xã Trung Bình, huyện Trần Đề. Ảnh: Kim Anh.

Đánh bắt thủy sản tại bãi bồi khu vực rừng phòng hộ Mỏ Ó, xã Trung Bình, huyện Trần Đề. Ảnh: Kim Anh.

Qua chia sẻ của một số hộ dân nơi đây, rừng phát triển đã tạo không gian sinh trưởng tự nhiên cho các loài thủy sản. Bà con đều đồng thuận và góp sức cùng các thành viên nhóm đồng quản lý để cây rừng vươn cao phát triển.

Dọc chiều dài bờ biển tỉnh Sóc Trăng, đến nay đã hình thành được 5 nhóm đồng quản lý nghề cá, bảo vệ nguồn lợi thủy sản gắn với công tác bảo vệ rừng phòng hộ. Các nhóm được thành lập dựa trên tinh thần tự nguyện và cam kết thực hiện khai thác thủy sản đúng quy định. Lực lượng này trở thành nòng cốt giúp ngành nông nghiệp phổ biến, vận động ngư dân khai thác, đánh bắt hải sản hợp lý trên các ngư trường.

Ông Lư Tấn Hòa, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng nhìn nhận, để việc khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản mang lại hiệu quả hơn, các mô hình đồng quản lý phải được áp dụng trên toàn bộ vùng biển ven bờ của tỉnh. Đồng thời, cần có sự vào cuộc của các cơ quan liên quan để hỗ trợ kịp thời hoạt động của nhóm trong quá trình tuần tra, kiểm soát, xử lý các vi phạm trong hoạt động khai thác thủy sản. 

Bên cạnh đó, các địa phương cần tiếp tục phát triển, hỗ trợ sinh kế cho ngư dân vùng ven biển giảm bớt sự phụ thuộc kinh tế vào khai thác nguồi lợi thủy sản tự nhiên. Từ đó, huy động tốt sức mạnh của cộng đồng trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ gắn với bảo vệ rừng phòng hộ ven biển của tỉnh.

Các nhóm đồng quản lý tích cực tham gia bảo vệ rừng phòng hộ gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản dưới tán rừng. Ảnh: Kim Anh.

Các nhóm đồng quản lý tích cực tham gia bảo vệ rừng phòng hộ gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản dưới tán rừng. Ảnh: Kim Anh.

Thời gian qua, việc bảo vệ nguồn lợi ven biển gắn với công tác bảo vệ rừng phòng hộ tại tỉnh Sóc Trăng đã đóng góp tích cực vào công tác ổn định sinh kế, phòng tránh thiên tai cho cộng đồng ngư dân.

Đứng trước thách thức nguồn lợi thủy sản ven biển đang phải đối mặt với cường lực khai thác quá mức, mang tính tận diệt, mất dần khả năng tự tái tạo, phục hồi, việc thành lập các nhóm đồng quản lý nghề cá ven bờ thật sự cần thiết và trở thành giải pháp giúp ngư trường được bảo vệ.

Đây cũng là cơ hội lập lại trật tự khai thác thủy sản vùng nước ven bờ, tạo điều kiện tốt cho nguồn lợi thủy sản ven bờ được khôi phục và phát triển.

Xem thêm
Chưa đạt mục tiêu tăng trưởng, Cục Chăn nuôi và Thú y nêu loạt giải pháp

Theo đó, ngành chăn nuôi và thú y lên kịch bản tăng trưởng cụ thể cho từng quý còn lại của năm với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2025.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Lúa mất mùa, mất giá, nông dân kém vui

GIA LAI Nông dân Gia Lai đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân. Vụ này không chỉ năng suất lúa thấp mà giá lúa cũng giảm, nông dân kém vui.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

169 hạt sen bay lên vũ trụ: Khoa học và niềm tự hào dân tộc

Phi hành gia Amanda Nguyễn mang 169 hạt sen của Việt Nam bay vào không gian là khởi đầu mới trong nghiên cứu khoa học và thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Cháy rừng từ Hòa Bình lan sang Hà Nam

HÀ NAM Lực lượng chức năng đang khẩn trương ngăn chặn đám cháy từ tỉnh Hoà Bình lan sang khu rừng ở phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.