| Hotline: 0983.970.780

Sẽ giám sát định kỳ mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng

Thứ Bảy 16/12/2023 , 16:52 (GMT+7)

ĐẮK NÔNG Thời gian tới, Cục Bảo vệ thực vật sẽ thực hiện giám sát định kỳ các mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói đã được cấp.

Tại diễn đàn Khuyến nông @ "Sản xuất sầu riêng theo chuỗi giá trị gắn với mã số vùng trồng phục vụ nhu cầu xuất khẩu" do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông và Giống nông, lâm nghiệp Đắk Nông tổ chức ngày 15/12 tại Đắk Nông, ông Lương Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm BVTV miền Trung (thuộc Cục BVTV) cho biết, Tây Nguyên hiện có diện tích sầu riêng hơn 57 nghìn ha, sản lượng trên 394 nghìn tấn. Đến nay, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã cấp cho Việt Nam 422 mã số vùng trồng và 153 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng.

Ông Ngô Xuân Đông, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đắk Nông cho rằng, diện tích sầu riêng tăng nhanh tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ảnh: Quang Yên. 

Ông Ngô Xuân Đông, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đắk Nông cho rằng, diện tích sầu riêng tăng nhanh tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ảnh: Quang Yên. 

Theo ông Tuấn, thời gian qua, công tác xuất khẩu sầu riêng còn xảy ra nhiều bất cập, ảnh hưởng đến ngành hàng.

“Do đó, để phục vụ cho việc xuất khẩu trong thời gian tới, Cục BVTV sẽ thực hiện giám sát định kỳ các mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói đã được cấp theo đúng hướng dẫn và quy định của nước nhập khẩu. Đơn vị sẽ thu hồi mã số xuất khẩu đã cấp khi không tuân thủ các quy định.

Cục sẽ chủ động quy hoạch, thiết lập mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đủ điều kiện cấp mã số, thúc đẩy và kiểm soát chặt chẽ liên kết giữa người dân và đơn vị xuất khẩu để bảo đảm quyền lợi cho các bên”, ông Tuấn cho biết thêm.

Ông Tuấn cũng cho rằng, để ngành hàng sầu riêng lớn mạnh, phát triển bền vững, cần phải có sự chung tay và đồng hành của tất cả các địa phương, tổ chức, cá nhân cùng tham gia chuỗi sản xuất - xuất khẩu sầu riêng nhằm xây dựng uy tín, thương hiệu của ngành hàng sầu riêng trên thị trường quốc tế.

Đắk Nông cần xây dựng chuỗi liên kết để giúp ngành hàng sầu riêng địa phương phát triển bền vững. Ảnh: Quang Yên.

Đắk Nông cần xây dựng chuỗi liên kết để giúp ngành hàng sầu riêng địa phương phát triển bền vững. Ảnh: Quang Yên.

Ông Ngô Xuân Đông, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đắk Nông cho rằng, đầu ra cho sản phẩm nông sản của địa phương nói chung, trái sầu riêng nói riêng còn chưa thật sự ổn định, phụ thuộc lớn vào các thương lái thu mua, giá cả bấp bênh, thị trường tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, chủ yếu là trong nước và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, một số ít được xuất khẩu sang Singapore, các nước châu Âu...

Cùng với đó, quy định đối với sầu riêng từ thị trường nước ngoài rất nghiêm ngặt về đối tượng kiểm dịch thực vật và dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong sản phẩm. Do đó, người dân cần tuân thủ các quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của Việt Nam và nước nhập khẩu. Hiện nay sầu riêng Đắk Nông chưa xây dựng được chuỗi liên kết bền vững.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.