| Hotline: 0983.970.780

Sẽ có 'dịch vụ' bắt chó thả rông cơ động

Thứ Ba 22/04/2025 , 13:20 (GMT+7)

ĐỒNG NAI Mô hình bắt chó thả rông này được kỳ vọng sẽ tiết kiệm chi phí, nhân lực, đồng thời nâng cao hiệu quả phòng chống bệnh dại đang ở mức báo động tại Đồng Nai.

Ông Nguyễn Trường Giang, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thủy sản Đồng Nai cho biết, Chi cục đang tham mưu Sở Nông nghiệp và Môi trường, trình UBND tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức đội bắt chó thả rông trên địa bàn.

Theo kế hoạch, giai đoạn 2025 - 2026, tối thiểu 80% xã, phường trên toàn tỉnh phải có đội bắt chó thả rông. Sau một năm triển khai, mục tiêu là giảm ít nhất 50% tình trạng chó thả rông.

“Việc thành lập đội chuyên nghiệp, có thể cho thuê, sẽ giúp các xã phường chủ động hơn trong xử lý chó thả rông nhưng không cần đầu tư toàn bộ nhân lực, phương tiện. Địa phương chỉ cần đăng ký lịch, chi trả tiền xăng và công theo quy định, còn lực lượng sẽ do Chi cục điều phối”, ông Giang nói.

Đồng Nai có thể sẽ tiên phong trong việc dịch vụ hóa bắt chó thả rông, giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả phòng chống bệnh dại. Ảnh: Lê Bình.

Đồng Nai có thể sẽ tiên phong trong việc dịch vụ hóa bắt chó thả rông, giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả phòng chống bệnh dại. Ảnh: Lê Bình.

Đáng chú ý, nhân lực đội bắt chó thả rông sẽ được đào tạo bài bản, trang bị đầy đủ phương tiện theo đúng quy chuẩn. Trong đó, Chi cục sẽ đầu tư một xe chuyên dụng bắt chó, khoang chứa được thiết kế chắc chắn, không gây tổn thương cho động vật. Hệ thống vận chuyển cũng đảm bảo dễ dàng vệ sinh, tiêu độc khử trùng sau mỗi đợt hoạt động.

“Hiện nay, nhiều địa phương đang sử dụng các phương tiện tự chế hoặc tận dụng xe tải, lồng sắt có sẵn để bắt chó thả rông. Việc này không đảm bảo an toàn, dễ gây tai nạn hoặc làm chó bị thương. Chúng tôi hướng đến một mô hình chuyên nghiệp, vừa đảm bảo phúc lợi động vật, vừa giúp người dân yên tâm hơn”, ông Giang chia sẻ thêm.

Không chỉ phương tiện, đội ngũ nhân lực cũng sẽ được tuyển chọn và tập huấn kỹ năng xử lý động vật trong tình huống nguy hiểm, đảm bảo an toàn cho cả người thực hiện và vật nuôi. Đây là giải pháp nhằm gỡ khó cho các xã, phường hiện chưa có định mức chi trả cụ thể hoặc thiếu lực lượng chuyên trách để bắt chó thả rông.

Thực tế cho thấy, chó thả rông đang là vấn nạn tại hầu hết các địa phương trong tỉnh Đồng Nai. Không chỉ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, mất vệ sinh nơi công cộng, chó thả rông còn là nguyên nhân trực tiếp làm bùng phát dịch dại trên diện rộng. Từ đầu năm 2025 đến nay, toàn tỉnh đã ghi nhận 8 ổ dịch dại trên chó, với 2 ca tử vong vì bị chó cắn.

Theo ông Thân Văn Cẩn, Trưởng phòng Thú y, Chi cục Chăn nuôi và Thủy sản Đồng Nai, phần lớn các ổ dịch đều có liên quan đến chó thả rông và chưa tiêm vaccine. Bên cạnh việc tăng tỷ lệ tiêm phòng cho đàn vật nuôi, UBND tỉnh đang chỉ đạo quyết liệt công tác kiểm soát chó thả rông. Trong đó, việc tổ chức đội bắt chó cơ động được kỳ vọng là bước đột phá trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Chó thả rông được coi là vấn nạn khó giải quyết của Đồng Nai, làm gia tăng tình hình dịch bệnh dại. Ảnh: Lê Bình.

Chó thả rông được coi là vấn nạn khó giải quyết của Đồng Nai, làm gia tăng tình hình dịch bệnh dại. Ảnh: Lê Bình.

Tuy nhiên, hiện chỉ một số phường ở thành phố Biên Hòa triển khai công tác bắt chó thả rông tương đối nghiêm túc. Nhưng số lần ra quân lại quá ít, không đủ để thay đổi cục diện. “Như muối bỏ biển”, ông Cẩn nhận định.

UBND tỉnh Đồng Nai đang tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân về việc không thả chó, mèo ra nơi công cộng nếu không rọ mõm và không có người dắt giữ. Bởi chỉ một hành vi thiếu trách nhiệm cũng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho cả cộng đồng.

Mô hình này được đánh giá giúp chuyên nghiệp hóa hoạt động quản lý động vật nuôi, giảm thiểu rủi ro về y tế và xã hội. Nếu thành công, Đồng Nai sẽ trở thành địa phương đầu tiên cả nước áp dụng mô hình “dịch vụ hóa” công tác xử lý chó thả rông - điều lâu nay vốn bị xem là trách nhiệm đơn lẻ của từng xã, phường.

Xem thêm
Trà Vinh còn hơn 9.000 hộ chăn nuôi chưa đảm bảo vệ sinh thú y

Trà Vinh hiện vẫn còn hơn 9.000 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm chưa thực hiện các biện pháp vệ sinh thú y, xử lý chất thải.

Tìm lối đi cho các hộ trồng mắc ca nhỏ lẻ

SƠN LA Hộ dân tự phát triển trồng mắc ca phải nắm rõ những nguyên tắc cơ bản từ cây giống đến kỹ thuật trồng, tránh những hệ lụy kéo dài nhiều năm về sau.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Cống hiến cho hoạt động nhân đạo nghề cá Việt Nam bằng cả tấm lòng

Quỹ Nhân đạo Nghề cá Việt Nam công bố Quyết định của Bộ Nội vụ công nhận thành viên Hội đồng quản lý Quỹ Nhân đạo nghề cá Việt Nam nhiệm kỳ 2024-2029.

Sếu đầu đỏ Thái Lan đã về Tràm Chim

Đồng Tháp Tỉnh Đồng Tháp đã chính thức tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ từ Thái Lan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong nỗ lực bảo tồn loài chim quý hiếm tại Vườn quốc gia Tràm Chim.