| Hotline: 0983.970.780

Rà soát hạn chế của chính sách trong nông nghiệp

Thứ Sáu 10/05/2024 , 08:30 (GMT+7)

BÌNH ĐỊNH Bí thư Tỉnh ủy Bình Định đề nghị rà soát, đánh giá, chỉ ra nguyên nhân dẫn tới còn nhiều tồn tại, hạn chế của các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp.

Những năm qua, ngành nông nghiệp được xem là “bệ đỡ” của nền kinh tế Bình Định. Tỉnh này cũng đã dành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp như: Hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn; khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao trong nông hộ; kiên cố hóa kênh mương, kênh mương nội đồng; hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ; khuyến khích nuôi gà thả đồi; khuyến khích đầu tư, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh...

Bình Định đã hình thành vùng trồng đậu phộng tập trung ở các xã Cát Hiệp, Cát Hanh, Cát Lâm, Cát Tài (huyện Phù Cát). Ảnh: V.Đ.T.

Bình Định đã hình thành vùng trồng đậu phộng tập trung ở các xã Cát Hiệp, Cát Hanh, Cát Lâm, Cát Tài (huyện Phù Cát). Ảnh: V.Đ.T.

Riêng chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ giai đoạn 2021 - 2023, Bình Định đã thực hiện chuyển đổi được hơn 8.875ha.

Theo ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ đã góp phần hình thành các vùng sản xuất cây trồng cạn tập trung, tạo điều kiện thuận lợi kêu gọi các doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất, nâng cao giá trị nông sản.

Đến nay, Bình Định đã hình thành vùng trồng đậu phộng tập trung ở các xã: Cát Hiệp, Cát Hanh, Cát Lâm, Cát Tài (huyện Phù Cát); xã Bình Thuận, Bình Tân (huyện Tây Sơn); vùng trồng ớt tập trung ở các xã Mỹ Tài, Mỹ Hiệp, Mỹ Chánh Tây, Mỹ Quang (huyện Phù Mỹ), xã Cát Tài, Cát Lâm, Cát Sơn, Cát Hanh huyện (Phù Cát)…

Đối với chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, từ năm 2021 đến nay, từ nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh và huyện cùng vốn đối ứng của hộ chăn nuôi, mỗi năm Bình Định có trên 100.000 con bò thịt được phối giống bò lai chất lượng cao với các giống bò Red Angus, BBB, nâng tỷ lệ bò lai của Bình Định đạt hơn 92% tổng đàn.

Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương, kênh mương nội đồng cũng được triển khai có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu tưới tiêu, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Từ năm 2021 đến nay, Bình Định đã kiên cố hóa được 68,5% tổng chiều dài kênh mương toàn tỉnh…

Tỷ lệ bò lai ở Bình Định hiện đạt trên 92% tổng đàn. Ảnh: V.Đ.T.

Tỷ lệ bò lai ở Bình Định hiện đạt trên 92% tổng đàn. Ảnh: V.Đ.T.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số chính sách chưa phát huy hiệu quả, ví như chính sách khuyến khích nuôi gà thả đồi.

Với mục tiêu hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, quy mô lớn; hình thành chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, phát triển chăn nuôi gà bền vững, chính sách khuyến khích nuôi gà thả đồi đã được Bình Định ban hành 2 năm qua, nhưng đến nay mới chỉ có 6 hộ nông dân ở huyện Hoài Ân tham gia với quy mô 36.200 con, năm 2024 có thêm một số hộ ở huyện Tây Sơn tham gia. Các địa phương miền núi như huyện Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão chưa có hộ nào đăng ký.

Theo ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, thời gian triển khai chính sách nuôi gà thả đồi từ tháng 8/2022 đến tháng 5/2023 nhưng do thời tiết không thuận lợi, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, giá gà thịt duy trì ở mức thấp nên người chăn nuôi không mặn mà vì chăn nuôi không có lãi.

Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai chính sách, một số hộ gặp khó khăn, vướng mắc về đất đai khi xây dựng chuồng trại chăn nuôi trên đất đồi. Trong khi chính quyền một số địa phương chưa thật sự quan tâm, hướng dẫn các thủ tục để người chăn nuôi triển khai thực hiện làm chuồng trại trên đất lâm nghiệp.

“Nông dân chưa mặn mà với chính sách này không phải vướng ở chỗ chính sách chưa đủ mạnh, mà quan trọng là việc hướng dẫn thực hiện ở các địa phương còn quá cứng nhắc. Chính từ việc địa phương thiếu quan tâm, không kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ nông dân dẫn đến chính sách chậm đi vào cuộc sống”, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh chia sẻ.

Bình Định đã hình thành vùng trồng ớt tập trung ở các xã Mỹ Tài, Mỹ Hiệp, Mỹ Chánh Tây, Mỹ Quang (huyện Phù Mỹ). Ảnh: V.Đ.T.

Bình Định đã hình thành vùng trồng ớt tập trung ở các xã Mỹ Tài, Mỹ Hiệp, Mỹ Chánh Tây, Mỹ Quang (huyện Phù Mỹ). Ảnh: V.Đ.T.

Trước thực trạng trên, ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định đề nghị UBND tỉnh và các Sở, ngành, chính quyền địa phương cần đánh giá, làm rõ những kết quả đạt được về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trong những năm qua, chỉ ra nguyên nhân dẫn tới còn nhiều tồn tại, hạn chế và sớm có giải pháp tháo gỡ.

Ông Dũng cho rằng, Bình Định có hơn 60% dân số sinh sống ở nông thôn. Trong giai đoạn nền kinh tế gặp khó khăn, chính ngành nông nghiệp là “bệ đỡ” cho nền kinh tế của tỉnh. Do đó, Bình Định cần phải có chính sách, nguồn lực đủ mạnh để tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nâng cao thu nhập, đời sống cho nông dân.

“Lãnh đạo UBND tỉnh cùng các Sở, ngành cần quan tâm bố trí nguồn lực đầu tư đủ mạnh để tạo cú hích đưa ngành nông nghiệp của tỉnh phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn nữa. Cần có nhiều hơn chính sách thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp, tạo sự liên kết bền vững từ khâu phát triển vùng nguyên liệu đến thu mua, chế biến, xuất khẩu…”, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng nhấn mạnh.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.