| Hotline: 0983.970.780

Rà soát, chuyển đổi 6.000 ha đất lúa kém hiệu quả

Thứ Ba 28/09/2021 , 15:23 (GMT+7)

Thái Nguyên đã rà soát, chuyển đổi trên 6.000 ha đất trồng lúa hiệu quả thấp sang các cây trồng có giá trị kinh tế cao.

Trên địa bàn Thái Nguyên đang có hàng nghìn ha đất trồng lúa kém hiệu quả, chủ yếu nằm tại các khe ruộng lầy thụt, thung lũng núi, bìa rừng bị cớm nắng, hay chân ruộng cao luôn thiếu nước canh tác.

Việc trồng lúa những nơi không thuận lợi này thường gặp khó khăn mùa vụ, năng suất thấp, giá trị kinh tế không đạt ngày công lao động nên nhiều nông dân đành bỏ hoang đất trồng lúa, số ít đã tự chuyển sang trồng các loại cây màu cho giá trị kinh tế cao hơn.

Nhiều diện tích trồng lúa khó khăn về nước tưới, kém hiệu quả, người dân đã tự chuyển đổi sang trồng các loại cây rau màu khác đã sinh trưởng tốt, hiệu quả cao hơn 3 lần so với trồng lúa.

Nhiều diện tích đất lúa kém hiệu quả đã được nông dân dịch chuyển sang trồng rau màu, cây ăn quả đem lại kinh tế cao. ĐVT. 

Nhiều diện tích đất lúa kém hiệu quả đã được nông dân dịch chuyển sang trồng rau màu, cây ăn quả đem lại kinh tế cao. ĐVT. 

Đặc biệt, nhiều khu ruộng lầy thụt, không thể trồng lúa, bà con đã bỏ tiền san gạt đất đồi vùi lấp, rồi cải tạo thành những ruộng trồng cây chè, cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với trồng lúa hay nuôi cá truyền thống.

Nhờ sự linh hoạt đó, diện tích gieo trồng rau màu, hoa tại Thái Nguyên đã tăng mạnh qua các năm, từ dưới 7.000 ha năm 2000, lên trên 16.000 ha năm 2021 và dự báo cây giá trị kinh tế sẽ tiếp tục gia tăng diện tích trong những năm tới.

Thái Nguyên cũng đang từng bước hình thành một số vùng sản xuất rau quả tập trung quanh Thành phố Thái Nguyên và các huyện như Đại Từ, Phổ Yên, Phú Lương, Phú Bình, Võ Nhai.

Nhiều hộ gia đình đã đầu tư các vườn trồng rau, màu, hoa cảnh theo hướng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, đặc biệt là các mô hình rau sạch hữu cơ, rau sạch tiêu chuẩn VietGAP, đem lại thu nhập từ 400 đến 450 triệu đồng/ha. Một số diện tích đất lúa kém hiệu quả đã được chuyển sang mô hình ứng dụng công nghệ cao để sản xuất rau, quả trái vụ, đạt giá trị trên 700 triệu đồng/ha.

Không chỉ cải tạo đất lúa kém hiệu quả, nhiều diện tích vườn tạp đã được nông dân cải tạo chuyển đổi thành vườn cây ăn trái có chất lượng, thương hiệu tốt như: Nhãn Khe Đù, bưởi Tiên Hội, Tràng Xá, na La Hiên, ổi Linh Sơn...

Xem thêm
Ngan sao Đầm Hà: Sản phẩm OCOP tiềm năng

Ngan sao Đầm Hà là giống vật nuôi bản địa được nhân rộng theo chuỗi liên kết, mở ra hướng đi bền vững cho phát triển chăn nuôi địa phương.

Phòng chống dịch tả lợn Châu Phi từ cơ sở giết mổ

GIA LAI Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, ngành chức năng Gia Lai tăng cường phòng chống, đặc biệt là từ cơ sở giết mổ động vật tập trung.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiếm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp vùi phân

SƠN LA Phương pháp bón vùi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Đánh thức tiềm năng du lịch sinh thái rừng đặc dụng

Thái Nguyên Vườn quốc gia Ba Bể, Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ và Khu bảo tồn loài – sinh cảnh Nam Xuân Lạc là những viên ngọc giữa đại ngàn đang dần được đánh thức.

Bình luận mới nhất